6 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC THOÁT ÁN TỬ

Chủ đề   RSS   
  • #447086 20/02/2017

    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    6 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC THOÁT ÁN TỬ

    Đó là những trường hợp nào? Mời các bạn xem bài viết sau đây:

    1. Người chưa thành niên phạm tội

    2. Phụ nữ có thai phạm tội

    3. Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi phạm tội

    4. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

    5. Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.

    6. Đại xá.

    Trên thực tế, nhiều trường hợp người phạm tội cố tình lợi dụng quy định này để “né” án tử.

    Đặc biệt phải kể đến những trường hợp nữ tử tù tìm mọi thủ đoạn thụ thai để thoát án tử, trong đó có nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ . Tháng 6/2014, Nguyễn Thị Huệ bị tuyên án tử hình về tội “mua bán trái phép chất ma túy”. Quá trình bị giam giữ, Huệ làm quen và nhờ phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng giúp Huệ mang thai với giá 50 triệu đồng. Hưng đã 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon, kèm theo bơm tiêm rồi để vào nơi Huệ sắp đặt trước. Sau đó, Huệ lợi dụng sơ hở trong thời gian được vệ sinh cá nhân vào buổi sáng để lấy túi tinh trùng mang vào nhà vệ sinh, dùng bơm tiêm bơm tinh trùng vào âm đạo…Đến khi Viện KSND và CQĐT Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện thì tử tù Nguyễn Thị Huệ đã mang thai hơn 25 tuần.

    Cách đây vài năm, một nữ tử tù khác khi bị biệt giam cũng đã tìm cách mang thai nhằm trì hoãn việc thi hành án, đó là can phạm Nguyễn Thị Oanh, với hành vi buôn bán trái phép 20 bánh hêrôin và 26 viên hồng phiến, ngày 28/4/2006, TANDTC đã tuyên phạt Nguyễn Thị Oanh tử hình về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Tử tù Nguyễn Thị Oanh chỉ còn chờ ngày ra pháp trường để thi hành án tử hình. Thế nhưng không cam chịu án chết, Oanh đã tìm mọi cách để thoát được án tử hình. Tháng 9/2006, khi đang trong thời gian chờ thi hành bản án tử hình tại trại giam Hoà Bình, vì biết quy định của pháp luật - người phạm tội sẽ được thoát án tử hình nếu đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên Oanh đã tìm mọi cách để mình có bầu, đứa con sẽ cứu cô ta thoát tội chết. Kết quả, Oanh mang thai. Ngay khi biết mình đã có thai, Oanh lập tức viết thư về cho người thân và yêu cầu mời luật sư bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, xác định chính xác đúng là Oanh đã mang thai, bản án tử hình của Oanh đã được chuyển thành chung thân theo đúng quy định của pháp luật.

    Có thể thấy những hành vi thoát án tử này vô cùng tinh vi, tính toán tỉ mỉ từ đối tượng lấy tinh trùng, cách thức trao lấy tinh trùng và cách thức thụ thai, những nữ tử tù này thuộc những trường hợp biệt giam và kiểm soát nghiêm ngặt, tuy nhiên vẫn có kẻ hở để nữ tử tù này giao tiếp với phạm nhân nam để lấy tinh trùng giúp mình thoát án tử. Ngoài việc lợi dụng chính sách nhân đạo của nhà nước, nữ tử tù cũng lợi dụng những sơ hở của cán bộ  quản giáo để thực hiện hành vi của mình. Về mặt pháp luật, tuy những tử tù này tìm mọi thủ đoạn thụ thai để thoát án tử nhưng vẫn được hưởng chính sách nhân đạo trên. Tuy nhiên, về mặt xã hội, đây là hành vi để lại nhiều hệ lụy, đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra trong tình cảnh này sẽ thiếu đi tình thương của cha lẫn mẹ, sống lên trong trại giam, không được chăm sóc, giáo dục một cách tốt nhất. Những đứa trẻ này sinh ra chỉ vì mục đích để các nữ tử tù thoát tội vì vậy cũng sẽ phải chịu cái nhìn thiếu thiện cảm từ người khác. Để ngăn chặn những trường hợp trên, chúng ta cần có những quy định chặt chẽ hơn trong việc điều chỉnh những trường hợp này cũng như những biện pháp khắt khe hơn đối với hoạt động quản giáo nơi trại giam, kiểm soát nghiêm ngặt những khu biệt giam, lắp camera quan sát khu vực xung quanh, xử lý nghiêm khắc những cán bộ quản giáo có hành vi tiếp tay để răn đe, tránh cho những tình huống thoát án tử hi hữu như vậy tiếp tục xảy ra.

    Căn cứ pháp lý:  Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 

    Cập nhật bởi vothiphuongthu ngày 20/02/2017 05:42:20 CH

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    10980 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465998   29/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Mới đây Bộ Luật Hình Sự sửa đổi năm 2017 đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội và mở rộng thêm hai trường hợp không thi hành án tử hình gồm: người từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

     

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #466011   29/08/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình đồng quan điểm với đoạn này của chủ top: “về mặt xã hội, đây là hành vi để lại nhiều hệ lụy, đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra trong tình cảnh này sẽ thiếu đi tình thương của cha lẫn mẹ, sống lên trong trại giam, không được chăm sóc, giáo dục một cách tốt nhất. Những đứa trẻ này sinh ra chỉ vì mục đích để các nữ tử tù thoát tội”.

    Những người tử tù ấy, trước sự sống còn của bản thân, không ngại dùng các biện pháp “nhạy cảm” để thoát án tử hình. Pháp luật nước ta nhân đạo, nhưng những người ấy lại biến nó thành kẻ hỡ luật pháp để lợi dụng. Những đứa trẻ ấy ra đời thật thiệt thòi và tội nghiệp biết bao.

     
    Báo quản trị |