6 loại phụ cấp dành cho Nhà giáo

Chủ đề   RSS   
  • #562994 20/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    6 loại phụ cấp dành cho Nhà giáo

    Phụ cấp dành cho Nhà giáo

    Phụ cấp dành cho Nhà giáo - Ảnh minh họa

    Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến tất cả các thầy cô giáo. Nhân đây, DanLuat tổng hợp các chính sách phụ cấp giành cho những “người đưa đò” đáng kính.

    Các chính sách trong bài bao gồm:

    1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề

    2. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành

    3. Phụ cấp giành cho Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

    4. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dành cho nhà giáo dạy thực hành

    5. Các phụ cấp khi công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

    6. Phụ cấp thâm niên

    Cụ thể các chính sách như sau:

    1. Phụ cấp ưu đãi theo nghề

    Căn cứ Thông tư 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT

    *Mức phụ cấp

    - Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);

    - Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

    - Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

    - Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

    - Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;

    - Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

    Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.

    *Cách tính

    Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

    2. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành

    Căn cứ Nghị định 113/2015/NĐ-CPThông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

    Phụ cấp này dành cho nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, với mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.

    Cụ thể công thức tính như sau:

    Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng(nếu có)] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%

    3. Phụ cấp giành cho Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

    Căn cứ Nghị định 113/2015/NĐ-CP và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

    *Điều kiện hưởng

    (1) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

    (2) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

    (3) Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

    (4) Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

    *Mức phụ cấp:

    - Nhà giáo ở mục (1) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    - Nhà giáo ở mục (2) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    - Nhà giáo ở mục (3) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

    + Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật

    … (xem chi tiết các mức tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 133)

    + Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật. (mức cao nhất)

    - Nhà giáo ở mục (4) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

    + Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

    … (xem chi tiết các mức tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 133)

    + Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật (mức cao nhất)

    4. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dành cho nhà giáo dạy thực hành

    Căn cứ Nghị định 113/2015/NĐ-CP và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

     Điều kiện hưởng => Mức hưởng tính theo mức lương cơ sở

    Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

    - Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định => Mức 0,1

    - Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép => Mức 0,2

    - Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép => Mức 0,3

    - Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép => Mức 0,4

    5. Các phụ cấp khi công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

    Căn cứ Nghị định 76/2019/NĐ-CP, các phụ cấp này dành cho nhà giáo đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

    Cụ thể bao gồm:

    *Phụ cấp thu hút:

    Bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

    *Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

    Tính theo mức lương cơ sở

    - Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;

    - Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;

    - Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

    *Phụ cấp ưu đãi theo nghề:

    Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    6. Phụ cấp thâm niên:

    Căn cứ Nghị định 54/2011/NĐ-CP

    Mức phụ cấp thâm niên = 5% x [mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)].

    Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

    Trong đó, thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:

    - Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

    - Thời gian ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn;

    - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, truy tố, xét xử.

    Sắp tới, theo tinh thần Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, từ 2021 có thể phụ cấp thâm niên sẽ bị bãi bỏ.

    Mời các thầy cô và bạn đọc góp ý bổ sung những chế độ phụ cấp khác nếu còn thiếu, nếu có thắc mắc, hãy bình luận phía dưới!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 20/11/2020 02:25:28 CH
     
    1759 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    enychi (20/11/2020) ThanhLongLS (20/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận