5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616898 27/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào?

    Những tập đoàn Nhà nước luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vậy, 5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay là những tập đoàn nào?

    5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào?

    Hiện nay, 05 tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam gồm có các tập đoàn sau đây:

    (1) Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) 

    Ngày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như sau:

    - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.

    - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

    Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.

    - Trụ sở chính: Đặt tại thành phố Hà Nội.

    - Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

    + Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí;

    + Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hoá dầu;

    + Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí;

    + Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng;

    + Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;

    + Đầu tư, kinh doanh bất động sản;

    + Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện;

    + Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm;

    + Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động;

    + Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch;

    + Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam được biết đến rộng rãi với tên gọi là Petrovietnam, là tập đoàn nòng cốt, trụ cột kinh tế đất nước, thực hiện vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Với quy mô doanh thu đạt hơn 931.200 tỷ đồng, tương đương gần 40 tỷ USD năm 2022.

    (2) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)

    Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2079/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:

    - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Viễn thông Quân đội.

    - Tên gọi của Tập đoàn:

    + Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI;

    + Tên giao dịch quốc tế: VIETTEL GROUP;

    + Tên viết tắt: VIETTEL.

    - Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội.

    - Ngành nghề kinh doanh chính:

    Kinh doanh các dịch vụ viễn thông, viễn thông – công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin.

    - Ngành nghề kinh doanh liên quan:

    Đầu tư tài chính, kinh doanh vốn và dịch vụ ngân hàng; truyền thông và nội dung thông tin; thương mại điện tử và dịch vụ kho vận; đầu tư và kinh doanh bất động sản; các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thường được biết đến với tên giao dịch là Viettel hay Tập đoàn Viettel, là tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng. 

    (3) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

    Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau:

    - Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.  

    - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

    Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity, viết tắt là EVN.

    - Trụ sở chính: số 18 phố Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

    - Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

    + Công nghiệp điện năng: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng;

    + Khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp, bảo dưỡng các công trình điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình viễn thông - công nghệ thông tin;

    + Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện và phụ kiện điện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện;

    + Khai thác nguyên liệu phi quặng;

    + Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, cách nhiệt; trang bị bảo hộ lao động;

    + Xuất nhập khẩu điện năng, vật tư thiết bị phục vụ ngành điện;

    + Vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh;

    + Kinh doanh khách sạn, du lịch;

    + Sản xuất hàng tiêu dùng, nước giải khát;

    + Hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;

    + Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông công cộng và internet (trong nước và quốc tế); viễn thông đường trục; truyền thông, quảng cáo;

    + Kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước;

    + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;

    + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

    + Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong nước và ngoài nước;

    + Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm;

    + Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện lực, viễn thông, tài chính, ngân hàng;

    + Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương. 

    (4) Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN hay TKV)

    Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 345/2005/QĐ-TTG thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như sau:

    - Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.

    - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam viết tắt là Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

    Tên giao địch quốc tế: Vietnam National Coal, Mineral Industries Group, viết tắt là VINACOMIN (VCM).

    - Trụ sở chính: thành phố Hà Nội.

    - Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:

    + Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than.

    + Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác.

    + Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

    + Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.

    + Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

    + Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá.

    + Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác.

    + Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng.

    + Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản.

    + Cấp nước, xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    + Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng; cung ứng vật tư, thiết bị.

    + Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hoá; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính.

    + Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn công nghiệp quốc gia có lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. 

    (5) Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam – (VNPT)

    Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 06/2006/QĐ-TTG thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam như sau:

    - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.

    - Tên gọi:

    + Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

    + Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group.

    + Tên viết tắt: VNPT.

    - Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội.

    - Ngành nghề kinh doanh:

    + Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong nước và nước ngoài.

    + Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông đường trục, viễn thông - công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài, truyền thông, quảng cáo.

    + Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin.

    + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin.

    + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

    + Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Được giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 và VINASAT-2. 

    Điều kiện thành lập Công ty mẹ của Tập đoàn nhà nước?

    Theo Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

    - Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.

    - Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.

    - Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.

    Như vậy, Công ty mẹ của Tập đoàn nhà nước sẽ được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên.

     
    155 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận