5 mối quan tâm của TÂN SINH VIÊN LUẬT

Chủ đề   RSS   
  • #460090 06/07/2017

    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    5 mối quan tâm của TÂN SINH VIÊN LUẬT

           Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học năm 2017, trên cả nước có tổng cộng 69 trường công bố tuyển sinh ngành luật với 18300 chỉ tiêu xét tuyển.

    Nhu cầu xã hội đối với ngành Luật hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi các cơ quan tư pháp, chính vì thế mà đầu ra của sinh viên luật đang rộng mở. Bên cạnh đào tạo ngành Luật để làm Luật sư hay làm ở các cơ quan Tư pháp, nhu cầu của xã hội trong những lĩnh vực khác như các doanh nghiệp, hoạt động tư vấn pháp luật, kinh tế, các tổ chức phi chính phủ cũng rất cần nhân lực ngành Luật. 

    Do đó việc các trường ĐH đào tạo ngành Luật tăng thêm chỉ tiêu, các bạn trẻ có định hướng học tập theo ngành Luật ngày càng tăng là lý do dẫn đến ngành Luật nằm trong số các ngành “hot” năm 2017.

    Tuy nhiên, khi đã có thông báo trúng tuyển vào khoa Luật của một trường nào đó rồi thì ắt hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu và chưa có một cái nhìn tổng quát về chặng đường học Luật sắp tới của mình. Sau đây mình xin phép chia sẻ những mối quan tâm của đa số các bạn sinh viên khi vừa bước chân vào môi trường học tập ngành Luật.

    1.      Ổn định chỗ ở :

            Hầu như mọi sinh viên ngoại tỉnh khi có thông báo trúng tuyển ,việc đầu tiên cần làm là đều phải tìm cho mình một nơi ở phù hợp, thuận tiện cho mình trong suốt quá trình học. Có thể là ký túc xá; nhà của họ hàng, người quen; nhà trọ; nhà thuê;…tùy theo điều kiện cụ thể mà bạn đặt ra như khoảng cách giao thông tới trường, chi phí thuê hợp lí, tiện nghi xung quanh khu vực,…

            Tuy nhiên, vào thời điểm nhập học, lượng sinh viên có nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao, vì vậy bạn nên nhanh chóng tìm cho mình một nơi ở ưng ý và phù hợp trong lúc tình trạng các phòng, các nhà trọ còn trống. Việc ổn định nơi ở sớm giúp bạn thoải mái bước vào học kỳ đầu tiên một cách tự tin, dễ dàng hòa nhập với môi trường đại học.

    2.      Lộ trình học

           Thông thường chương trình học ở các cơ sở đào tạo Luật theo hệ ĐH chính quy sẽ có thời gian trung bình là 4 năm.

    - Ở năm học đầu tiên, các bạn tân sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức xã hội cơ bản và kiến thức nền của ngành Luật thông qua các môn học đại cương như Xã hội học, Luật Hiến pháp, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Logic học kết hợp với một kỳ học quân sự  “vô cùng đáng nhớ.”

    - Sang năm học thứ hai, các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn các Luật, Bộ Luật chính yếu điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật căn bản trong xã hội như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình, Pháp Luật về thuế…

    - Năm học thứ ba có thể nói là tương đối nặng nề khi các bạn bước vào học các môn học chuyên ngành, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng khi đăng ký của bạn mà nhà trường sẽ sắp xếp các môn học chuyên ngành với khối lượng tương ứng như Luật Thương mại, Luật Thương mại quốc tế, Luật ngân hàng, Luật tố tụng hình sự - dân sự, Luật sở hữu trí tuệ,…

    - Năm học cuối thông thường là năm học để các bạn hoàn thành các môn học chuyên ngành còn lại hoặc là thời gian để các bạn học cải thiện đối với những môn học có điểm thấp. Ngoài ra bạn cũng sẽ trải qua một kỳ thực tập ngành Luật – cơ hội để bạn tiếp xúc với môi trường hành nghề Luật thực tế. Nên nhớ hãy tìm cho mình một nơi thực tập phù hợp để có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

           Lời khuyên ở đây dành cho các bạn đó chính là ngay từ đầu nên có một tư tưởng học tập siêng năng, năm chắc kiến thức từ những học kỳ đầu tiên để có thể dễ dàng bước qua các môn học chuyên ngành phía sau một cách dễ dàng, tránh tình trạng bị “hụt” kiến thức nền ,sau đó phải mò mẫm ôn lại từ đầu. Đến khi bị điểm thấp rồi thì vừa phí thời gian học lại vừa phí tiền bạc để đóng tiền học cải thiện, học lại môn đó.

    3.      Kiến thức bổ sung

           Trong suốt quá trình theo học tại trường, tùy theo chương trình giảng dạy và yêu cầu mà một số trường sẽ đòi hỏi bạn phải có trong tay tấm bằng ngoại ngữ hoặc có thể là tin học để có thể đủ tiêu chuẩn xét tốt nghiệp, vì vậy, ngoài việc chăm chỉ lên lớp bạn còn phải tự giác bồi dưỡng thêm các kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Không chỉ để đủ điều kiện xét tốt nghiệp mà các kiến thức này còn quan trọng với bạn khi bạn đi xin việc sau này nữa .

    4.      Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, CLB

            Đời sinh viên thì thật lãng phí nếu bạn chỉ cắm đầu vào học thôi. Ở mỗi trường đều có các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ từ thể thao cho đến văn nghệ cho đến học thuật. Tại các môi trường này, bạn sẽ được trang bị thêm các kiến thức xã hội thực tế, các kỹ năng mềm, cách vận dụng đầu óc vào những công việc chung của tập thể, qua đó giúp bạn tự tin hơn, chủ động hơn trong việc học cũng như công việc sau này.

             Ngoài ra, nếu bạn yêu thích giao tiếp , hoạt động xã hội – từ thiện, tham gia các kỳ hội trại để giải tỏa căng thẳng, có thêm các mối quan hệ thì việc trở thành một cán bộ đoàn – hội, ban cán sự lớp, thành viên cốt cán của một câu lạc bộ nào đó trong trường là một cơ hội tốt đối với bạn.

    5.      Xác định mục tiêu

           Chung quy thì việc xác định có trong tay tấm bằng tốt nghiệp là mục tiêu của hầu hết mọi sinh viên, tuy nhiên việc sử dụng tấm bằng đó như thế nào là cả một câu chuyện dài phía sau nữa, vì vậy bạn phải biết mình đang làm gì đang tìm hiểu cái gì, lỡ có sai hướng thì quay lại càng sớm càng tốt, ngành Luật có cơ hội việc làm rất phong phú với mức thu nhập hài lòng nếu bạn chăm chỉ và tận dụng được các kiến thức mình có. Vậy nên hãy cố gắng xác định được mục tiêu mà mình vươn tới sau khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

    Chúc các bạn tân sinh viên có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới và cố gắng theo đuổi ước mơ của mình.

    Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 06/07/2017 02:40:22 CH Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 06/07/2017 02:33:27 CH
     
    13137 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (06/07/2017) chinamnhi (06/07/2017) DT_DA (06/07/2017) taigioi1995 (06/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460092   06/07/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Đời sinh viên mình không tham gia bất cứ một hoạt động đoàn, hội nào của trường cả. Thời gian đó mình đi làm thêm, hết năm 4 đại học mình đủ tiền tự đổi xe mới mà ko cần xin ba mẹ, luyện guitar tới đủ trình để của gái bất chấp ngoại hình ko dc đẹp . Làm đủ việc từ dạy thêm, chiên gà lotte, phục vụ quán cafe, osin ở văn phòng luật, tới lúc ra trường mình tích lũy được một số lượng "kinh nghiệm" và vốn ngoại ngữ đủ nhiều để tự tin đi tìm việc làm. cho nên mình thấy việc không tham gia đoàn hội là phí là không có đúng bởi vì mỗi người có mục đích khác nhau ở 4 năm học đại học kia.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    thanhdatvo95 (06/07/2017) chinamnhi (06/07/2017) thanhvan312 (07/07/2017)
  • #460094   06/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Dong_Bich viết:

    Đời sinh viên mình không tham gia bất cứ một hoạt động đoàn, hội nào của trường cả. Thời gian đó mình đi làm thêm, hết năm 4 đại học mình đủ tiền tự đổi xe mới mà ko cần xin ba mẹ, luyện guitar tới đủ trình để của gái bất chấp ngoại hình ko dc đẹp . Làm đủ việc từ dạy thêm, chiên gà lotte, phục vụ quán cafe, osin ở văn phòng luật, tới lúc ra trường mình tích lũy được một số lượng "kinh nghiệm" và vốn ngoại ngữ đủ nhiều để tự tin đi tìm việc làm. cho nên mình thấy việc không tham gia đoàn hội là phí là không có đúng bởi vì mỗi người có mục đích khác nhau ở 4 năm học đại học kia.

    Mình hoàn toàn ủng hộ việc đi làm thêm, đi học việc để tích lũy tiền bạc kinh nghiệm, nhưng mà nếu 1 số bạn biết sắp xếp thời gian thì tham gia 1 vài hoạt động hay vài kỳ hội trại cũng không ảnh hưởng đến các công việc làm thêm là mấy, dù gì thì họ cũng tổ chức cho sinh viên, mình với tư cách là sinh viên thì cũng nên tham gia thử cho biết mùi vị ra sao :| Sau này ra trường rồi muốn quay lại cái thời tung tăng bay nhảy quẩy tung hội trại thì cũng khó, nên hồi sinh viên cứ bung xõa hết mình thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #460115   06/07/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Mình xin đóng góp chút kinh nghiệm cá nhân về mục "Xác định mục tiêu"

    Xác định mục tiêu sớm từ lúc còn ngồi ghế nhà trường là rất tốt vì bạn có thể chuẩn bị hành trang tốt nhất cho bản thân trước khi có việc làm.

    Tuy nhiên việc này không hoàn toàn mang tính bắt buộc, thật ra có nhiều bạn tìm ra định hướng nghề nghiệp thông qua quá trình cọ sát và làm việc sau khi ra trường. Vì đây là những trải nghiệm thực tế hoàn toàn khác với kiến thức ở trường và những trải nghiệm này hoàn toàn có thể thay đổi mục tiêu, đính hướng của mỗi cá nhân.

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 07/07/2017 08:00:34 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    thanhdatvo95 (07/07/2017)
  • #460163   07/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    TruongMinhToan viết:

    Mình xin đóng góp chút kinh nghiệm cá nhân về mục "Xác định mục tiêu"

    Xác định mục tiêu sớm từ lúc còn ngồi ghế nhà trường là rất tốt vì bạn có thể chuẩn bị hành trang tốt nhất cho bản thân trước khi có việc làm.

    Tuy nhiên việc này không hoàn toàn mang tính bắt buộc, thật ra có nhiều bạn tìm ra định hướng nghề nghiệp thông qua quá trình cọ xát và làm việc sau khi ra trường. Vì đây là những trải nghiệm thực tế hoàn toàn khác với kiến thức ở trường và những trải nghiệm này hoàn toàn có thể thay đổi mục tiêu, đính hướng của mỗi cá nhân.

    như mình đã nêu thì đây chỉ là mối quan tâm của tân sinh viên thôi, vì hầu hết các bạn đều cảm thấy mông lung khi bắt đầu học và không biết là sau này mình sẽ làm gì, việc xác định trước là tốt , nhưng còn tùy vào khả năng và sự thay đổi của bạn trong quá trình học sau này nữa .

    Việc làm đúng chuyên ngành hay không thì đó là chuyện không ai biết trước được vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Cám ơn bạn về chia sẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #460228   07/07/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    Giờ đọc lại thấy tiếc quá. 4 năm ĐH toàn ăn, ngủ, gái gú và game

     
    Báo quản trị |  
  • #460283   08/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    thanhdatvo95 viết:

           Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học năm 2017, trên cả nước có tổng cộng 69 trường công bố tuyển sinh ngành luật với 18300 chỉ tiêu xét tuyển.

    Nhu cầu xã hội đối với ngành Luật hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi các cơ quan tư pháp, chính vì thế mà đầu ra của sinh viên luật đang rộng mở. Bên cạnh đào tạo ngành Luật để làm Luật sư hay làm ở các cơ quan Tư pháp, nhu cầu của xã hội trong những lĩnh vực khác như các doanh nghiệp, hoạt động tư vấn pháp luật, kinh tế, các tổ chức phi chính phủ cũng rất cần nhân lực ngành Luật. 

    Do đó việc các trường ĐH đào tạo ngành Luật tăng thêm chỉ tiêu, các bạn trẻ có định hướng học tập theo ngành Luật ngày càng tăng là lý do dẫn đến ngành Luật nằm trong số các ngành “hot” năm 2017.

    Tuy nhiên, khi đã có thông báo trúng tuyển vào khoa Luật của một trường nào đó rồi thì ắt hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu và chưa có một cái nhìn tổng quát về chặng đường học Luật sắp tới của mình. Sau đây mình xin phép chia sẻ những mối quan tâm của đa số các bạn sinh viên khi vừa bước chân vào môi trường học tập ngành Luật.

    1.      Ổn định chỗ ở :

            Hầu như mọi sinh viên ngoại tỉnh khi có thông báo trúng tuyển ,việc đầu tiên cần làm là đều phải tìm cho mình một nơi ở phù hợp, thuận tiện cho mình trong suốt quá trình học. Có thể là ký túc xá; nhà của họ hàng, người quen; nhà trọ; nhà thuê;…tùy theo điều kiện cụ thể mà bạn đặt ra như khoảng cách giao thông tới trường, chi phí thuê hợp lí, tiện nghi xung quanh khu vực,…

            Tuy nhiên, vào thời điểm nhập học, lượng sinh viên có nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao, vì vậy bạn nên nhanh chóng tìm cho mình một nơi ở ưng ý và phù hợp trong lúc tình trạng các phòng, các nhà trọ còn trống. Việc ổn định nơi ở sớm giúp bạn thoải mái bước vào học kỳ đầu tiên một cách tự tin, dễ dàng hòa nhập với môi trường đại học.

    2.      Lộ trình học

           Thông thường chương trình học ở các cơ sở đào tạo Luật theo hệ ĐH chính quy sẽ có thời gian trung bình là 4 năm.

    - Ở năm học đầu tiên, các bạn tân sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức xã hội cơ bản và kiến thức nền của ngành Luật thông qua các môn học đại cương như Xã hội học, Luật Hiến pháp, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Logic học kết hợp với một kỳ học quân sự  “vô cùng đáng nhớ.”

    - Sang năm học thứ hai, các bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn các Luật, Bộ Luật chính yếu điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật căn bản trong xã hội như Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình, Pháp Luật về thuế…

    - Năm học thứ ba có thể nói là tương đối nặng nề khi các bạn bước vào học các môn học chuyên ngành, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng khi đăng ký của bạn mà nhà trường sẽ sắp xếp các môn học chuyên ngành với khối lượng tương ứng như Luật Thương mại, Luật Thương mại quốc tế, Luật ngân hàng, Luật tố tụng hình sự - dân sự, Luật sở hữu trí tuệ,…

    - Năm học cuối thông thường là năm học để các bạn hoàn thành các môn học chuyên ngành còn lại hoặc là thời gian để các bạn học cải thiện đối với những môn học có điểm thấp. Ngoài ra bạn cũng sẽ trải qua một kỳ thực tập ngành Luật – cơ hội để bạn tiếp xúc với môi trường hành nghề Luật thực tế. Nên nhớ hãy tìm cho mình một nơi thực tập phù hợp để có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

           Lời khuyên ở đây dành cho các bạn đó chính là ngay từ đầu nên có một tư tưởng học tập siêng năng, năm chắc kiến thức từ những học kỳ đầu tiên để có thể dễ dàng bước qua các môn học chuyên ngành phía sau một cách dễ dàng, tránh tình trạng bị “hụt” kiến thức nền ,sau đó phải mò mẫm ôn lại từ đầu. Đến khi bị điểm thấp rồi thì vừa phí thời gian học lại vừa phí tiền bạc để đóng tiền học cải thiện, học lại môn đó.

    3.      Kiến thức bổ sung

           Trong suốt quá trình theo học tại trường, tùy theo chương trình giảng dạy và yêu cầu mà một số trường sẽ đòi hỏi bạn phải có trong tay tấm bằng ngoại ngữ hoặc có thể là tin học để có thể đủ tiêu chuẩn xét tốt nghiệp, vì vậy, ngoài việc chăm chỉ lên lớp bạn còn phải tự giác bồi dưỡng thêm các kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Không chỉ để đủ điều kiện xét tốt nghiệp mà các kiến thức này còn quan trọng với bạn khi bạn đi xin việc sau này nữa .

    4.      Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, CLB

            Đời sinh viên thì thật lãng phí nếu bạn chỉ cắm đầu vào học thôi. Ở mỗi trường đều có các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ từ thể thao cho đến văn nghệ cho đến học thuật. Tại các môi trường này, bạn sẽ được trang bị thêm các kiến thức xã hội thực tế, các kỹ năng mềm, cách vận dụng đầu óc vào những công việc chung của tập thể, qua đó giúp bạn tự tin hơn, chủ động hơn trong việc học cũng như công việc sau này.

             Ngoài ra, nếu bạn yêu thích giao tiếp , hoạt động xã hội – từ thiện, tham gia các kỳ hội trại để giải tỏa căng thẳng, có thêm các mối quan hệ thì việc trở thành một cán bộ đoàn – hội, ban cán sự lớp, thành viên cốt cán của một câu lạc bộ nào đó trong trường là một cơ hội tốt đối với bạn.

    5.      Xác định mục tiêu

           Chung quy thì việc xác định có trong tay tấm bằng tốt nghiệp là mục tiêu của hầu hết mọi sinh viên, tuy nhiên việc sử dụng tấm bằng đó như thế nào là cả một câu chuyện dài phía sau nữa, vì vậy bạn phải biết mình đang làm gì đang tìm hiểu cái gì, lỡ có sai hướng thì quay lại càng sớm càng tốt, ngành Luật có cơ hội việc làm rất phong phú với mức thu nhập hài lòng nếu bạn chăm chỉ và tận dụng được các kiến thức mình có. Vậy nên hãy cố gắng xác định được mục tiêu mà mình vươn tới sau khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

    Chúc các bạn tân sinh viên có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới và cố gắng theo đuổi ước mơ của mình.

    Cảm ơn bạn nhiều nhé, nhưng rất tiếc mình mới bước ra cổng trường đại hoc rồi!!! trong thời gian học thì mình cũng không tham gia các họat động đoàn hội, mình mất khá nhiều thời gian để đi làm thêm, nếu thời gian quay lại thì mình cũng muốn tham gia thử nghe nói là rất vui và bổ ích

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanh241994 vì bài viết hữu ích
    thanhdatvo95 (24/07/2017)
  • #462232   24/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Thanh241994 viết:

    Cảm ơn bạn nhiều nhé, nhưng rất tiếc mình mới bước ra cổng trường đại hoc rồi!!! trong thời gian học thì mình cũng không tham gia các họat động đoàn hội, mình mất khá nhiều thời gian để đi làm thêm, nếu thời gian quay lại thì mình cũng muốn tham gia thử nghe nói là rất vui và bổ ích

    Đi làm thêm nói chung vừa kiếm được tiền vừa có kinh nghiệm "đối nhân xử thế" nè , nhưng mà mấy hoạt động đoàn hội hiện nay cũng khá phát triển rồi, vui , lầy cũng có, bổ ích cũng có, bạn mà là BTC hay tham gia thường xuyên thì mình thấy kỹ năng mềm tăng đáng kể đó, tiếc quá nhỉ, đời sinh viên (có thể) chỉ có 1 lần.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #460534   10/07/2017

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    học là bổ ích....nhớ phải học căn cơ..đừng học lung tung..cho phai nhòe trí tuệ!

     
    Báo quản trị |  
  • #462283   24/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Đến năm 3 mình mới bắt đầu quan tâm tới những vấn đề này và lúc đó đã là khá muộn để bắt đầu một vài thứ đáng lý nên bắt đầu từ khi còn học năm nhất hoặc muộn nhất cũng nên là năm 2. Hồi còn là tân sinh viên mà đọc được bài viết này thì tốt nhỉ. Mong các bạn tân sinh viên bây giờ sẽ sớm xác định được mục tiêu, cũng như lộ trình con đường cần phải đi để đỡ bỡ ngỡ và hối tiếc sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #462285   24/07/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    thaonguyen27 viết:

    Đến năm 3 mình mới bắt đầu quan tâm tới những vấn đề này và lúc đó đã là khá muộn để bắt đầu một vài thứ đáng lý nên bắt đầu từ khi còn học năm nhất hoặc muộn nhất cũng nên là năm 2. Hồi còn là tân sinh viên mà đọc được bài viết này thì tốt nhỉ. Mong các bạn tân sinh viên bây giờ sẽ sớm xác định được mục tiêu, cũng như lộ trình con đường cần phải đi để đỡ bỡ ngỡ và hối tiếc sau này.

    Quả thật là mình cũng phải trải qua 4 năm vật vã với đủ cung bậc 51 sắc thái mới viết ra được bài này :| có nhiều thứ muốn quay trở lại thời bắt đầu làm sinh viên để thực hiện nhưng mà không được, vậy nên mong là thông qua bài viết bài, các bạn tân sinh viên thấy được điều gì nên làm để phát huy, không lại tiếc hùi hụi giống mình 

     
    Báo quản trị |  
  • #463875   07/08/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Mình cảm thấy may mắn khi trải qua 4 năm đại học một cách bình yên, ngay từ khi bước lên đại học mình cũng không xác định được gì nhiều chỉ biết là được đi học đại học là to lắm rồi. Sau này mọi thứ cứ tự nhiên mà đến thôi, mình làm những điều mình thích và cho rằng nó đúng với mục tiêu mình hướng tới. Mình thấy đúng là các bạn trẻ nên đặt ra những mối quan tâm cho bản thân mình để đỡ bỡ ngỡ.

     
    Báo quản trị |  
  • #463970   08/08/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    4 năm nghe có vẻ nhiều nhưng thật sự thì trôi qua rất là nhanh, vì vậy, khi còn là sinh viên đại học, bạn nên cố gắng tận dụng khoảng thời gian để học hỏi, vạch đúng lộ trình cho bản thân để lo cho tương lai sau này, ngoài việc học, bạn có thể đi chơi, đi du lịch nhưng đừng nên quá sa đà. hãy sống sao để 4 năm thời sinh viên không trôi qua một cách tẻ nhạt!

     
    Báo quản trị |  
  • #465091   20/08/2017

    ksnb_ctr
    ksnb_ctr

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2015
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Bốn năm sinh viên mình thay đổi chỗ ở liên tục không có chút gì là ổn định số lần chuyển nhà chắc phải gần 10 lần. Không tham gia các hoạt động đoàn hội và mình thấy đa phần các bạn của mình cũng vậy ít người tham gia hoạt động đoàn hội. Lộ trình học tập thì cứ nước tới chân mới nhảy trong năm học thì đa số là chơi kỳ thi tới thì kéo nhau lên thư viện học. Vào mua thi thư viện đông không còn cả chỗ ngồi ai muốn tìm được chỗ học tốt phải đi thật sớm.

     
    Báo quản trị |  
  • #465131   21/08/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    ksnb_ctr viết:

    Bốn năm sinh viên mình thay đổi chỗ ở liên tục không có chút gì là ổn định số lần chuyển nhà chắc phải gần 10 lần. Không tham gia các hoạt động đoàn hội và mình thấy đa phần các bạn của mình cũng vậy ít người tham gia hoạt động đoàn hội. Lộ trình học tập thì cứ nước tới chân mới nhảy trong năm học thì đa số là chơi kỳ thi tới thì kéo nhau lên thư viện học. Vào mua thi thư viện đông không còn cả chỗ ngồi ai muốn tìm được chỗ học tốt phải đi thật sớm.

    Việc chuyển nhà nhiều vậy mình thấy cũng bất tiện, mỗi lần chuyển nhà là trần ai luôn, mất cả buổi cả ngày mệt lừ, còn việc tham gia hoạt động đoàn hội này thì mình nghĩ cũng tùy trường tùy nơi, nơi nào các bạn cán bộ đoàn hội tích tổ chức các hoạt động hay , sáng tạo thì sẽ có nhiều người tham gia thôi, mà ngoài ra thì việc chính bản thân mình làm cán bộ đoàn hội thì cũng tự tạo cho bản thân kinh nghiệm, óc sáng tạo, tổ chức để sau này ra trường thì kỹ năng mềm vượt trội so với các bạn không tham gia đoàn hội hay các chương trình cho sinh viên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #465137   21/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Cảm ơn bạn nhiều, Mình cũng đã từng trải qua thời sinh viên nên cảm thấy những việc này rất cần thiết để xác định một hành trang vững vàng để bắt đầu học tập trong một môi trường mới. Những quan tâm này không chỉ riêng tân sinh viên Luật mà có thể nói chung cho toàn bộ tân sinh viên mới vào trường, đúng thật là mối quan tâm hàng đầu khi vào trường mới, nơi học tập mới thì nơi ở rất quan trọng, nó như một chỗ dựa đầu tiên để bắt nhịp vs cuộc sống sinh viên, và các quan tâm khác như bạn nêu như lộ trình học, kiến thức bổ sung, ngoại khóa, hoạt động đoàn thể, ... Những thứ này góp phần quan trọng tạo nên cốt cách và con người bạn sau này để phục vụ xã hội.

     
    Báo quản trị |