5 điểm quan trọng của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Chủ đề   RSS   
  • #415905 18/02/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    5 điểm quan trọng của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

    Nhằm để bảo vệ quyền con người, nhất là trong quá trình thực thi tạm giữ, tạm giam phục vụ cho công tác điều tra hình sự, tại kỳ họp Quốc hội vào cuối năm 2015 vừa qua đã chính thức thông qua Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

    Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015

    Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 cũng nêu rõ:

    Điều 31.

    1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Và Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng nêu:

    Điều 13. Suy đoán vô tội

    Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

    Theo đó, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng đề cập 5 điểm quan trọng nhằm bảo vệ quyền này như sau:

    1. Nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình

    Cụ thể, nghiêm cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hoặc các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.

    2. Nghiêm cấm giam giữ trái pháp luật

    Các hành vi giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam đều bị nghiêm cấm.

    3. Người bị tạm giữ, tạm giam vẫn có quyền bầu cử, quyền trưng cầu ý dân

    Quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân, theo quy định pháp luật, người bị tạm giữ, tạm giam chưa được xem là người có tội, chỉ khi nào có bản án của Tòa án kết tội và bản án này có hiệu lực pháp luật.

    Do vậy, trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, tạm giam vẫn có quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân.

    4. Chỉ được gặp thân nhân 1 lần trong thời gian tạm giữ

    Cụ thể, người bị tạm giữ được gặp thân nhân 01 lần trong thời gian tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.

    Người bị tạm giam được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

    Thời gian mỗi lần gặp không quá 01 giờ.

    5. Người đồng tính, chuyển giới sẽ có buồng giam riêng

    Trong trường hợp, người bị tạm giữ, tạm giam là người đồng tính, người chuyển giới hoặc là phụ nữ có thai, có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng đều được bố trí buồng giam riêng với mục đích đảm bảo sức khỏe và phục vụ tốt cho công tác điều tra.

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 18/02/2016 09:45:33 SA
     
    13864 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    giangvks (23/02/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #415924   18/02/2016

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    Ngày 01/7/2016 hàng loạt luật "xương sống" mới có hiệu lực pháp luật trong đó có luật này. Cơ mà nếu đã cho người ta bầu cử trưng cầu ý dân thì tại sao lại không cho người ta quyền ứng cử vì người đó được xem là chưa có tôi mà. 

     
    Báo quản trị |  
  • #415948   18/02/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Bác nói cũng có lý, nhưng vấn đề là những người bị tạm giữ, tạm giam liệu có can đảm tự ứng cử vào ghế đại biểu Quốc hội hay không còn là vấn đề khác nữa, nhiều khi luật có quy định quyền lợi cho họ nhưng không ai dám làm

     
    Báo quản trị |