5 câu hỏi thường gặp liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #492841 29/05/2018

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    5 câu hỏi thường gặp liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông

    Một số bạn khi tham gia giao thông vi phạm thì bị CSGT dừng lại và xử phạt, sau đó, có hỏi mình những câu chẳng hạn như CSGT phạt vậy có đúng không? Hay nếu cầm trong tay giấy hẹn nộp phạt nhưng làm mất thì làm sao để đóng phạt…? Do vậy, sau đây, mình tổng hợp 5 câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm giao thông và giải đáp thắc mắc cho các bạn:

    P/S: Trong trường hợp có câu hỏi khác ngoài 5 câu hỏi thường gặp sau đây thì các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bài viết để được giải đáp nhé!

    1. Mức phạt vi phạm như vậy có đúng quy định pháp luật không?

    Mời bạn xem các lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức phạt tại đây.

    Hoặc bạn có thể tra cứu thêm tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

    2. Được nộp phạt tại chỗ những lỗi vi phạm nào?

    Mời các bạn xem chi tiết tại đây.

    3. Khi bị CSGT bắt nhưng giấy tờ xe bị mất thì phải làm sao?

    Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông cần phải đảm bảo điều kiện của phương tiện được phép tham gia giao thông và điều kiện về người.

    Điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

    - Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

    + Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

    + Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

    + Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

    + Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

    + Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

    + Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

    + Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

    + Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

    + Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

    + Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

    - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

    + Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

    + Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

    + Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

    + Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

    + Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

    + Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

    + Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

    + Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

    Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Điều kiện về người khi tham gia giao thông

    Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

    - Đăng ký xe;

    - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

    - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

    - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

    Căn cứ pháp lý: Luật giao thông đường bộ 2008

    Như vậy, giấy tờ xe là giấy tờ cần thiết bạn phải mang theo khi tham gia giao thông, trong trường hợp bị mất, thì bạn phải xuất trình các giấy tờ báo mất và giấy xác nhận về việc cấp lại giấy tờ bị mất đó.

    Trong trường hợp không mang theo giấy tờ báo mất, giấy xác nhận về việc cấp lại thì khả năng bạn bị giam xe là rất cao.

    4. Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?

    Bạn sẽ phải nộp thêm tiền lãi suất do chậm nộp phạt, quá 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, cứ thêm 1 ngày chậm thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp .

    Lưu ý: Sô ngày chậm nộp được tính bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt.

    Căn cứ pháp lý: Thông tư 153/2013/TT-BTC

    5. Làm mất giấy hẹn nộp phạt thì phải làm sao?

    Theo quy định hiện hành (Luật xử lý vi phạm hành chính 2012), khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính phải lập ít nhất 2 bản, 1 bản do bên lập biên bản lưu trữ, 01 bản do người vi phạm giữ. Trong trường hợp, bạn làm mất biên bản này thì đến nơi hẹn nộp phạt và xuất trình Đơn tường trình báo mất biên bản, nơi nộp phạt có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của bạn tìm ra và bạn chỉ phải nộp phạt.

     
    3684 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận