4 vấn đề cần trưng cầu ý dân

Chủ đề   RSS   
  • #415206 03/02/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần


    4 vấn đề cần trưng cầu ý dân

    Bao gồm:

    - Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp.

    - Chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia.

    - Kinh tế xã hội ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đất nước.

    - Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

    Đó là một những trong những điểm nổi bật của Luật trưng cầu ý dân 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

    4 vấn đề cần trưng cầu ý dân

    1. Ai có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân?

    Đó là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân được quyền bỏ phiếu biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp bị kết án tử hình hay hình phạt tù.

    2. Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?

    Ngày chủ nhật, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

    3. Trường hợp nào không tổ chức trưng cầu ý dân?

    - Những nội dung đã được trưng cầu ý dân trong hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.

    - Trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước.

    4. Nghiêm cấm thực hiện 5 hành vi sau trong việc trưng cầu ý dân

    - Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.

    - Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình.

    - Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.

    - Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

    - Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác.

    5. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân kéo dài bao lâu?

    Từ 7h sáng đến 7h tối cùng ngày.

    Tùy tình hình địa phương, Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 5h sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 9h tối cùng ngày.

    Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có 100% cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm nhưng không được trước 3h chiều cùng ngày.

    Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục.

    Nếu có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo UBND cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.

    Xem chi tiết tại Luật trưng cầu ý dân 2015.

     
    9535 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận