4 phương án giải quyết dành cho NLĐ khi bị trả lương trễ hạn

Chủ đề   RSS   
  • #566716 20/01/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    4 phương án giải quyết dành cho NLĐ khi bị trả lương trễ hạn

     

    Cách giải quyết cho NLĐ khi bị trả lương trễ hạn

    Cách giải quyết cho NLĐ khi bị trả lương trễ hạn

    Trên DanLuat từng có bài viết phân tích việc Trả lương trễ hạn có thể sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật, như vậy nếu gặp phải trường hợp này, người lao động sẽ có những cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

    1. Thỏa thuận, khiếu nại trực tiếp với người sử dụng lao động.

    Về cơ bản, quan hệ lao động cũng xuất phát từ quan hệ dân sự. Trường hợp xung đột lợi ích xảy ra, pháp luật vẫn khuyến khích ưu tiên việc thỏa thuận để tìm ra phương án giải quyết. Hình thức khiếu nại tại nơi làm việc cũng có thể hiểu là một cách thỏa thuận, tuy nhiên kết quả của việc khiếu nại thường sẽ không dễ được chấp thuận.

    Nếu việc thỏa thuận không đạt được, người lao động có thể tham khảo những cách giải quyết tiếp theo.

    2. Đơn phương chấm dứa hợp đồng lao động

    Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 có quy định về các trường hợp NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước, trong đó:

    “2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

    b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

    …”

    Tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật, chỉ có một trường hợp người sử dụng lao động được trả lương chậm cho người lao động, đó là khi đã dùng hết các biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể thay đổi được tình hình, tuy nhiên cứ trả lương chậm 15 ngày thì phần lương trả chậm sẽ được tính lãi cho NLĐ.

    Theo những quy định kể trên, trước hết nếu không muốn bị tiếp tục bóc lột sức lao động, NLĐ hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    3. Khiếu nại lên Thanh tra Lao động

    Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai nếu người lao động có khiếu nại với người sử dụng lao động nhưng không được giải quyết vấn đề.

    Cụ thể, trường hợp này Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động.

    4. Khởi kiện lên Tòa án 

    Các tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án đã được phân tích trong bài viết dưới đây.

    >>> Những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án từ 01/01/2021

    Khi các phương án khiếu nại không thể thực hiện được, khởi kiện là cách hợp pháp cuối cùng và có tính ràng buộc pháp lý cao nhất để giúp người lao động đòi quyền lợi.

    Trên đây là những phương án giải quyết cho người lao động khi bị trả lương trễ hạn, mời các bạn tham khảo, đóng góp ý kiến!

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 20/01/2021 05:36:13 CH
     
    1389 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #566936   26/01/2021

    Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà tình trạng nợ lương người lao động vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Ngoài 4 phương án trên, thì người lao động cũng có thể nhờ giải quyết bởi hội đồng trọng tài lao động theo Điều 189 Bộ luật lao động 2019.

     
    Báo quản trị |