4 hướng đi cho người học Luật

Chủ đề   RSS   
  • #306842 15/01/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    4 hướng đi cho người học Luật

    Đều là người học Luật nhưng mỗi người có một hướng đi riêng cho mình, có thể tự họ lựa chọn hoặc “ngã rẽ” cuộc đời tạo nên. Và tựu chung có bốn hướng đi sau:

    1/ Làm trái luật (Thực hiện hành vi mà pháp luật không cho phép)

    Những ai thực hiện hành vi trái pháp luật phải đối diện với một hậu quả pháp lý nhất định tương ứng với mức độ vi phạm.

    Như vậy, việc làm trái luật không phải là hướng đi tốt.

    2/ Làm đúng luật (Là không làm những gì mà pháp luật cấm)

    Hành vi đúng pháp luật luôn được các Quốc gia khuyến khích vì nó đi đúng định hướng của Nhà nước. Người thực hiện đúng luật sẽ loại trừ được rủi ro pháp lý.

    Như vậy, việc làm đúng luật là hướng đi tốt.

    3/ Lách luật (Là hành vi chui qua khe hở của pháp luật, thực hiện điều mà nhà lập pháp không mong muốn xảy ra)

    Nhiều người, không thiện cảm với lách luật và đôi khi lầm tưởng lách luật là làm trái luật. Tuy nhiên, lách luật là bước tiến cao của việc làm đúng luật nhằm thoát ra rào cản của pháp luật một cách hợp pháp. Đặc trưng cơ bản của hành vi này như sau:

    - Thứ nhất, người thực hiện hành vi là người có kiến thức vững chắc về pháp luật;

    - Thứ hai, lách qua khe hở của pháp luật (thiếu sót của nhà lập pháp);

    - Thứ ba, làm lợi cho chính mình;

    - Thứ tư, thể hiện pháp luật đang lạc hậu so với thực tiễn;

    - Thứ năm, tác động ngược lại nhà lập pháp, là “động lực” để nhà lập pháp có hướng điều chỉnh xã hội theo phương pháp mới (lấp lại khe hở của pháp luật hiện tại).

    Như vậy, lách luật là điều nên làm. Vì suy đến cùng thì nó mang lại lợi ích chung cho xã hội.

    4/ Lấp luật (Là việc khắc phục những khe hở của pháp luật)

    Đối với nhà lập pháp, lấp luật có nghĩa là ban hành một sắc luật mới để chặn lại hành vi lách luật, những thiếu sót trong hệ thống pháp luật.

    Đối với người tham gia các giao dịch, lấp luật là việc đề ra những phương pháp nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội mà pháp luật chưa điều chỉnh (và những phương pháp trên không trái với “ý tưởng” của nhà lập pháp).

    Như vậy, lách luật là điều nên làm thì lấp luật là điều cần phải làm.

    (Bài viết là quan điểm cá nhân của mình, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ thành viên).

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 15/01/2014 03:42:09 CH
     
    17112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #307019   16/01/2014

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Tớ cũng có 1 quan điểm về luật gồm 5 trình độ (ính lịch sờ nó gọi là le vồ), trong những buổi đàm đạo, chém gió với bạn bè thường hay lôi ra. 5 trình độ đó là: 

    1. Không biết pháp luật: Người hạn chế về trình độ, kém hiểu biết, người không biết các quy định có liên quan của luật, không biết hành vi của mình là trái pháp luật.... túm lại là không biết gì. Ví dụ như trên quê em mấy đồng bào dân tộc thiểu số tống 3, tống 4 chạy xe máy đầu không đội nón bảo hiểm Cảnh sát giao thông thổi phạt còn kêu: Ơ, xe mình đầy rồi không chở thêm được nữa, vẫy xe khác đi nhờ đi. 

    2. Biết luật: Người có chút hiểu biết hoặc biết về pháp luật. Giả dụ như bị Cảnh sát giao thông thổi phạt thì biết mình bị phạt bởi hành vi gì quy định nghị định nào, luật nào.  

    3. Hiểu luật:Người ở trình độ này hiểu được pháp luật. Nghĩa là, tại sao luật lại quy định như vậy, quy định vì lý do, mục đích gì. Ví dụ quy định người dân không được lái xe trong tình trạng có bia, rượu là để bảo dảm an toàn khi tham gia lưu thông cho chính mình và những người khác. Bởi lẽ khi uống bia rượu thì thường hệ thần kinh không còn đủ tỉnh táo và chính xác để xử lý các tình huống như lúc bình thường.

    4. Vận dụng luật: Hay còn gọi là "lách luật". Mình không thích từ lách luật lắm, nghe nó có vẻ "tà đạo" không được hay cho lắm. Từ vận dụng luật nghe hàn lâm văn hiến hơn. Người ở trình độ này là có sự am hiểu về pháp luật ở mức độ cao, nghiên cứu được các quy định của pháp luật một cách sâu sắc. Biết sử dụng các quy định của pháp luật như là 1 "công cụ" để bảo vệ hoặc đem lại lợi ích chính đáng cho mình và cho những người khác. "Lách luật" thường người ta hay hiểu theo nghĩa tiêu cực là lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để lách qua còn vận dụng luật thì được hiểu theo nghĩa tích cực hơn là sử dụng các quy định hợp lý của pháp luật. Kiểu như em bị Cảnh sát giao thông thổi thay vì ghi biên bản 1 chai (1 triệu) thì em nhờ anh í ghi 3 trăm thôi, đưa anh thêm 2 trăm em đỡ mất 500 ấy là lách luật. Còn vận dụng luật là gân cổ lên cãi: quy định ở đâu, bằng chứng thế nào, khoản mấy, điều nào... cuối cùng là giam xe luôn.

    5. Ngồi trên pháp luật: Đẳng cấp cuối cùng và cũng là đẳng cấp cao nhất. Đây gồm một số ít thành phần trong xã hội và có thể bao gồm 1 hoặc bao gồm cả 4 lé vồ ở trên. Nghĩa là có thể người ta không biết hoặc biết luật, hiểu luật, vận dụng cả luật đấy... nhưng vẫn ngồi trên pháp luật. Nôm na là pháp luật không chạm hoặc tạm thời chưa chạm vào được những người này. Một ví dụ cụ thể kiểu như khi một chiếc xe vi phạm bị Cảnh sát giao thông thổi phạt, bác tài xế (xe ô tô mà) mở cửa kính ra hỏi: Mày biết tao là ai không? sau đó móc điện thoại gọi tứ tung... rồi đi tiếp. Hoặc là lịch sự hơn: bắt tay, tươi cười rồi bắt taxi đi... mấy ngày sau có người mang xe và giấy tờ đến tận nhà trả và xin lỗi...

    ....................... Hữu thấy thế nào?.....................      

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #307168   17/01/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    5. Ngồi trên pháp luật: Đẳng cấp cuối cùng và cũng là đẳng cấp cao nhất. Đây gồm một số ít thành phần trong xã hội và có thể bao gồm 1 hoặc bao gồm cả 4 lé vồ ở trên. Nghĩa là có thể người ta không biết hoặc biết luật, hiểu luật, vận dụng cả luật đấy... nhưng vẫn ngồi trên pháp luật. Nôm na là pháp luật không chạm hoặc tạm thời chưa chạm vào được những người này. Một ví dụ cụ thể kiểu như khi một chiếc xe vi phạm bị Cảnh sát giao thông thổi phạt, bác tài xế (xe ô tô mà) mở cửa kính ra hỏi: Mày biết tao là ai không? sau đó móc điện thoại gọi tứ tung... rồi đi tiếp. Hoặc là lịch sự hơn: bắt tay, tươi cười rồi bắt taxi đi... mấy ngày sau có người mang xe và giấy tờ đến tận nhà trả và xin lỗi...

    Những ai vận dụng cái này có lẽ còn cao hơn cả Quốc Hội nữa. Vì ở nước ta hiện nay Quốc Hội là cơ quan lập pháp, ban hành pháp luật, thì vẫn phải tuân thủ quy định do mình đặt ra.

    Còn mấy bác mà không thuộc hàng ban hành lẫn cả hàng tuân thủ thì chắc cần phải có một cái tên riêng nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #307038   16/01/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


     Kiểu như em bị Cảnh sát giao thông thổi thay vì ghi biên bản 1 chai (1 triệu) thì em nhờ anh í ghi 3 trăm thôi, đưa anh thêm 2 trăm em đỡ mất 500 ấy là lách luật.

    Chỗ này theo quan điểm của mình là làm trái Luật! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (16/01/2014)