3 vụ việc bê bối của ngành giáo dục đầu năm 2018

Chủ đề   RSS   
  • #488915 06/04/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    3 vụ việc bê bối của ngành giáo dục đầu năm 2018

    1.      Cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng

    Sự việc xảy ra tại trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng), nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương – Chủ nhiệm lớp 3A5 răn đe những học sinh hay nói chuyện trong lớp bằng hình thức vắt nước giẻ lau bảng để học sinh uống.

    Hình thức kỷ luật này đã thực hiện với em Phạm Phương Anh - học sinh của lớp 3A5.

    Sau khi phát hiện sự việc trên, Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm nhà trường vừa đưa ra hình thức kỷ luật đối với nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương bằng hình thức cảnh cáo trước toàn trường, không phân công chủ nhiệm lớp 3A5 và thay thế giáo viên chủ nhiệm khác. Đồng thời, buộc công khai xin lỗi học sinh và phụ huynh.

    2.      Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh

    Vụ việc xảy ra vào ngày 28-2, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

    Bốn phụ huynh đã kéo đến trường, gặp cô giáo đã xử phạt con em họ dẫn đến các em sợ đến trường. Biết mình phạt học sinh bằng cách quỳ gối là sai, cô giáo này đã xin lỗi các vị phụ huynh và hứa sẽ khắc phục sai sót. Tuy nhiên, các phụ huynh này vẫn không chịu. Trước áp lực của phụ huynh, cô giáo này bảo mình sẽ quỳ để nhận lỗi. Dù hiệu trưởng xuống can thiệp và hứa sẽ xử lý nhưng 4 vị phụ huynh vẫn làm áp lực, buộc cô giáo phải quỳ trước mặt, có sự chứng kiến của một số giáo viên.

    3.      Học sinh lớp 12 đâm thầy giáo trước cổng trường

    Sự việc xảy ra tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

    Thông tin từ Ban giám hiệu Trường THPT Trần Hưng Đạo cho hay, sáng 5.4, khi vào dạy học tiết thứ 3 bộ môn vật lý tại lớp 12A6, thầy Nguyễn Văn Tiến (giáo viên chủ nhiệm lớp) phát hiện học sinh Ngô Văn Công (ở xã Ngư Thủy Trung, lớp trưởng của lớp) vẫn còn hình xăm trên người nên đã nhắc nhở và cho Công nghỉ học về đi xóa hình xăm. Tuy nhiên, Công không đi xóa mà ra trước cổng trường ngồi.

    Khi dạy xong tiết 3, thầy Tiến cùng đồng nghiệp ra về. Vừa đến cổng trường, thầy Tiến thì bị Công dùng dao bấm dài khoảng 15 cm đâm vào bụng rồi vứt dao tại hiện trường và bỏ chạy. Vết thương sâu khiến thầy Tiến gục xuống sân, được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện đa khoa H.Lệ Thủy cấp cứu.

    Được biết, học sinh này còn là lớp trưởng

    Ba sự việc trên xảy ra dấy lên những dòng dư luận vô cùng mạnh mẽ cùng với những lo ngại cho ngành giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là một số ít trong số rất nhiều những vụ việc tương tự xảy ra hằng ngày.

    Nghề giáo là một nghề cao quý, vậy mà người ta không trân trọng và giữ gìn cái cao quý ấy. Khi mà đạo đức nghề nghiệp bị chà đạp. Cái gọi là tôn sư trọng đạo cũng bị coi nhẹ. Đây cũng là hồi chuông nhắc nhở cho Nhà nước cần có những biện pháp răn đe thích hợp với những hành vi bạo lực trong trường học 

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 06/04/2018 03:19:03 CH
     
    15040 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    thuytrangak (11/04/2018) Kimtam1912 (07/04/2018) DT_DA (07/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #488953   07/04/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Những vụ việc liên quan đến ngành Giáo dục hiện nay có rất nhiều nhức nhối và chưa có những biện pháp hay chủ trương nào khả quan để có thể quán triệt và không để các tình trạng này xảy ra nữa.

    Thời thế bây giờ dường như đã đảo ngược so với thập niên 80 của những em học sinh cấp 2, cấp 3. Một cậu học sinh cũng lớp 8 mới đây chỉ vì bênh bạn nữ đã bóp cổ cô giáo của mình ở Bến Tre. Hay một cô giáo phải quỳ vì áp lực của phụ huynh ở Long An.

    Lỗi của ai? Cô bé học sinh là nguyên nhân khiến cậu bạn bóp cổ cô giáo hay cô giáo kia đã bắt học sinh quỳ trước đó; Vị phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ hay thầy hiệu trưởng đã không quản lý việc giảng dạy của giáo viên, để xảy ra việc cô giáo bắt học sinh quỳ? Đang có rất nhiều tranh luận quanh những sự việc như thế này.

    Nhưng sau tất cả những tranh luận, về lỗi tại ai, có lẽ mọi người đều đồng ý với mình ở một điểm: những sự bạo hành trong học đường, tuyệt đối không nên xuất hiện, dù ở mức độ nào, hay là từ ai. Một khi cái “mầm” của bạo lực xuất hiện dù là từ ai, nó có thể nảy nở thành những bi kịch.

     
    Báo quản trị |  
  • #488965   07/04/2018

    Đọc qua bài viết dù bài viết này có thể thống kê chưa hết tất cả những vụ "nổi tiếng" của ngành Giáo dục nhưng bản thân đã cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Tiếc thay cho cả một nền giáo dục đào tạo bao thế hệ trồng người. Không biết sự tôn nghiêm của ngành giáo dục trong mắt người dân và trong mắt biết bao học sinh bây giờ như thế nào.

    Để bắt học sinh im lặng mà cô giáo nỡ bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng. Đây là một vụ việc mà bản thân tôi khi đọc đến đã vô cùng bức xúc. Không biết cô giáo ấy được đào tạo như thế nào mà có thể có hành động phi tính người như vậy. Có thể đây là một vài trường hợp như "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương và đề phòng những chuyện không đáng có tương tự xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #489013   08/04/2018

    Có một chi tiết nho nhỏ là tại sao khắp nơi lại đưa tin cô giáo bắt học sinh "uống" nước giặt giẻ lau bảng trong khi đó vụ việc lại là xúc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng. Thật ra uống hay xúc miệng không thể thay đổi hành vi sai trái của cô giáo nhưng nó lại phản ánh cách đưa tin ở Việt Nam, có lẽ nên xác thực hơn. Nếu quay trở lại nhiều năm về trước thì lời ăn tiếng nói của thầy, cô rất có trọng lượng, đến cả phụ huynh cũng nể nang. Bên cạnh đó, các hình thức phạt cũng đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều, chủ yếu đánh vào ý thức của học sinh như đánh vào lòng bàn tay, hay bắt chép phạt, viết bản kiểm điểm,... Nhưng hiện nay, các hình thức phạt phải nói là mang tính bạo ngược rất cao khi đánh vào những chỗ hiểm trên cơ thể hoặc là cách thức gây hại tới sức khỏe học sinh như việc bắt học sinh ngậm nước giặt giẻ lau bảng vào miệng. Nói đến sai thì ai cũng có một phần trách nhiệm. Thứ nhất, một số giáo viên không có đạo đức của nghề giáo, chính họ tự tay làm cho sự tôn trọng đối với nghề giáo suy giảm rất nhiều. Thứ hai, rất nhiều phụ huynh ỷ lại vào sự giáo dục tại trường mà không quan tâm nhiều hoặc bỏ qua việc giáo dục con cái tại nhà và ngoài nhà trường, không kiểm soát kịp thời những sự phát triển lệch hướng của con mình. Thứ ba, con người rất dễ bị tác động bởi điều xấu, cái tiêu cực, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Giáo dục đối với bất kỳ quốc gia nào cũng cực kỳ quan trọng, vì ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng con người, là một trong những phương pháp tác động vào gốc rễ của việc phạm tội nhưng thật đáng buồn khi tội phạm lại đi ra từ chính nơi giáo dục.

     
    Báo quản trị |  
  • #489057   09/04/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Càng ngày lại có càng nhiều những câu chuyện đang buồn, lâu rồi tất cả mọi người đều quy trách nhiệm và đổ lỗi cho các thầy cô giáo, đúng là không loại trừ một phần lỗi thuộc và họ nhưng không phải tất cả, sự hình thành của những học sinh không phải chỉ chịu sự tác động từ giáo dục nơi những người cô, người thầy mà còn bởi rất nhiều tác động khác nhau, chúng đã có những hành động còn đáng sợ hơn rất nhiều thầy cô của mình liệu có phải chúng học từ nơi họ...

     
    Báo quản trị |  
  • #489081   09/04/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    giangmoom viết:

    Càng ngày lại có càng nhiều những câu chuyện đang buồn, lâu rồi tất cả mọi người đều quy trách nhiệm và đổ lỗi cho các thầy cô giáo, đúng là không loại trừ một phần lỗi thuộc và họ nhưng không phải tất cả, sự hình thành của những học sinh không phải chỉ chịu sự tác động từ giáo dục nơi những người cô, người thầy mà còn bởi rất nhiều tác động khác nhau, chúng đã có những hành động còn đáng sợ hơn rất nhiều thầy cô của mình liệu có phải chúng học từ nơi họ...

    Mình cũng có suy nghĩ giống bạn. Việc giáo dục học sinh không chỉ tác động duy nhất từ thầy cô giáo mà còn cả gia đình và xã hội. Nhiều sự việc đáng buồn xảy ra trong trường học, chúng ta phải xem xét lại cả về cách giáo dục của nhà trường, của gia đình và của môi trường nơi những đứa trẻ đang sinh sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #489060   09/04/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Theo mình thấy qua những sự vụ trên thì có vẻ một năm không mấy phấn khởi với nền giáo dục nước nhà bởi đó chỉ là điển hình tỏng số hàng ngàn vụ việc mà cơ quan báo chí có đưa tin, ngoài ra nó còn nhiều vụ việc khác mà có lẽ chưa được phát hiện hoặc thông tin đến chúng ta.

    Cá nhân tôi thấy qua 3 vụ việc đều có những tác động nhưng định cho các hành vi đó, bởi thứ nhất việc học đinh đâm thầy giáo thì cũng diễn ra rồi và không phải chưa từng có, học sinh có rất nhiều loại, nhưng với trường hợp cá biệt như em học sinh đó thì phải xếp vào dạng cứng đầu. Theo dữ kiện thì đó là lớp trưởng, tuy nhiên không biết vì sao thấy giáo lại giao cho 1 cá nhân như vậy làm lớp trưởng. Tôi nghĩ thấy có phương pháp riêng của thầy nhưng liệu chính học sinh đó lại là người gây ra thương tích cho thầy.
     

    Vụ việc thứ hai liên quan đến việc cô giào quỳ gối xin lỗi. bản chất hành vi này thật không thoe chuẩn mực, dù sao mình cũng là nghề giáo và việc làm như vậy không đảm bảo giá trị của nghề. Tuy nhiên việc vị phụ huynh và nghiêm khắc và khá tích cực như vậy dẫn đến việc gây khó khăn và làm cho người giao viên không còn cách xử sự nào khác, tôi cũng thông cảm cho cô giáo về trường hợp đó nhưng cũng khá phản cảm.

    Việc cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng thì đúng là quá đáng, việc này không phải là ý tưởng giáo dục học sinh được mọt giáo viên nghĩ đến, tại sao người giào viên không nghic đến việc con mình cũng bị giáo viên khác làm nhuw vậy và liệu họ sẽ làm gì?? Đúng là không thể nói đây là sự vô ý mà là cố ý và có sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng trong trường hợp này. Rõ ràng cá nhân này không còn đủ tư cách của giáo viên, người đi giáo dục người khác lại có xử sự không đáng có.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (11/04/2018)
  • #489062   09/04/2018

    chetnhacon
    chetnhacon

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 5 lần


    bản thân mình thấy các vấn đề trên chưa phản ánh rõ tình trạng bạo lực học đường đã trở thành vấn nạn? Liệu các vụ nổ súng trong trường học ở Mỹ là bạo lực học đường ko? Cái chính là quản lý súng đạn!

    Góc độ cá nhân là phụ huynh tham gia với nhà trường mình thấy rằng :  vấn đề chính là cách thức tổ chức, quản lý và kiểm tra trong trường học có vấn đề, ko sâu sát , bỏ mặc cho giáo viên tự làm , khi phát sinh lỗi thì đổ hết cho giáo viên. Mặt khác phụ huynh phó thác cho nhà trường quá nhiều hoặc ko tin tưởng nhà trường, giáo viên, thiếu hợp tác với nhà trường. có sự cố xãy ra thì phụ huynh tự xự lý theo cách của mình.

    Thôi thì con mình mình chịu, xem như bài học cho mỗi gia đình., dạy con sao là việc của mỗi gia đình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #489066   09/04/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Vụ thứ nhất thì lộng quyền, con của phó phòng giáo dục và đào tạo cơ mà, vụ này mình thấy là nghiêm trọng nhất, không chỉ là vi phạm về  đạo đức nghề nghiệp mà vi phạm cả đạo đức làm người, ôi cũng là con cán bộ có chức có quyền, muôn đời vẫn vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #489082   09/04/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    [quote=huynhthu95

    ôi cũng là con cán bộ có chức có quyền, muôn đời vẫn vậy.

    [/quote]

    Câu này của bạn hay thật :)

     
    Báo quản trị |  
  • #489083   09/04/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Đây chỉ là mình đưa ra những vụ việc nổi bật nhất gần đây. Còn rất nhiều tình trạng bạo hành trong trường học xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Điều này không chỉ riêng là vấn đề của ngành giáo dục, của trường học, mà là của cả xã hội. Bởi lẽ, giáo dục là cái nôi nuôi dưỡng và là một bước hình thành nên nhân cách con người sau này. Việc giáo dục một con người phải đến từ gia đình, nhà trường và cả xã hội. Tạo cho trẻ một môi trường sống tốt và dạy những cách ứng xử văn minh ở mọi nơi sẽ hình thành nên những tư duy và cách hành động tích cực cho trẻ.

    Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo phải là tấm gương tốt cho con trẻ. Thử hỏi, cô giáo phạt học sinh bằng cách hành hạ, bạo lực có phải sẽ là nền tảng cho việc sau này chúng cũng sẽ hành xử như vậy với người khác. Việc phụ huynh hạ nhục giáo viên có phải là cổ xúy cho hành động coi thường sự giáo dục.

    Bởi vậy, nhìn vào những sự việc như thế này, chúng ta không thể quy chụp trách nhiệm cho bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào. Mà mỗi người phải tự nhìn nhận lại bản thân mình. Đặc biệt là những bậc làm cha mẹ, và những người đang làm công tác trồng người.

     
    Báo quản trị |  
  • #489223   11/04/2018

    Trong ba vụ việc trên, mình thấy ghê rợn và không chấp nhận được nhất là vụ cô giáo ép học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng. Phải chăng việc đào tạo những sinh viên ngành sư phạm, tương lai là giáo viên ngày càng xuống cấp trầm trọng mới dẫn đến trường hợp như trên diễn ra. Ngoài ba vụ việc trên mình đọc báo còn phát hiện thêm vụ việc Cô giáo không giảng dạy suốt 3 tháng nhưng không ai dám lên tiếng chỉ đến khi có buổi gặp gỡ đối thoại lãnh đạo Sở GDĐT TP HCM diễn ra định kỳ hàng năm, một mình em Phạm Song Toàn đã bật khóc phản ánh về việc cô giáo Trần Thị Minh Châu suốt gần một học kỳ lên lớp không giảng bài, không nói chuyện, chỉ chép bài giảng rồi kệ học sinh phải tự học, tự tìm hiểu. Không khí lớp học rất căng thẳng, học sinh sợ hãi. Học sinh của lớp cũng báo cáo sự việc với cô giáo chủ nhiệm nhưng tình hình không thay đổi. Nhưng khi em dũng cảm một mình đứng lên phản ánh thì các bạn trong lớp không những không ủng hộ cho em mà còn bêu rếu em xa lánh kỳ thị em khiến em vô cùng áp lực. Nhưng may mắn thay Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu đã tiếp nhận thông tin và cho em Toàn được chuyển đến trường mới kèm theo hình thức xử lý đình chỉ cô Châu giảng day.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #489247   11/04/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Người chăm trẻ hành hạ các em bé một cách tàn nhẫn, giáo viên thì lạnh lùng ngược đãi học sinh bởi các hình phạt, học sinh đi học đến tuổi nông nổi rồi thì bị nhắc nhở lại cay cú hành hung lại giáo viên. Đâu rồi thời cắp sách đến trường và "Cô giáo như mẹ hiền"?

     
    Báo quản trị |  
  • #489251   11/04/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Không chỉ những tin mà chủ thớt đã nêu. Dạo gần đây nền giáo dục ngày càng xảy ra nhiều vụ việc bê bối giữa phụ huynh, học sinh với giáo viene, như vụ việc phụ huynh đánh giáo viên bị động thai, giáo viên lên lớp không giảng bài...Những vụ việc này làm cho nền giáo dục ngày càng đi xuống, phẩm chât đạo đức của con người cũng không còn được đề cao

     
    Báo quản trị |  
  • #489332   12/04/2018

    ba vụ việc trên có đúng có sai nguần gốc sai là từ đâo đức nhà giaođã xuông cấp từ trừng sư phạm:

    -thứ nhất thi tuyển vào su pham sơ sài, thi là góp tiền bồi dưỡng,chấm góp tiền bồi dưỡng giáo viên,học song không có việc làm,có việc làm cũng là tiền bỗi dưỡng. 

    -phẩm chất đâo đức giáo viên, tác phong ,nói,làm có nhiều điều trái thuần phong mý tuc việt nam mặc của giáo viên nữ không chuẩn mực.....so sánh 3 trường hợp trên chỉ cân lên án hanh vi của hs lớp 12 ơ quảng bình còn hai trường hợp kia lỗ hoàn toàn là đao đức của giáo viên  trong đó có cả trách nhiệm của hiệu trương trong việc quản lý bồi dương chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp  vì đẻ giáo viên làm nhục học sinh là lỗi của hiệu trưởng là vi phậm pháp luật hình sự các cơ quan chưc năng àn sớm vào cuộc

    01658285312

     
    Báo quản trị |  
  • #489601   15/04/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Dạo gần đây suốt ngày báo chí đưa tin về các vụ việc liên quan đến ngành giáo dục, tin tốt không thấy mà chỉ toàn là những hình ảnh xấu về sự xuống cấp của đạo đức con người. Tiêu chí của các  nhà trường đưa ra lúc nào cũng là "Hết lòng vì học sinh thân yêu, luôn luôn cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục". Không biết nâng cao bằng cách thức nào nhưng nhìn vào thực tiễn, điển hình ba vụ bê bối kể trên thì thấy rõ điều ngược lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #489623   15/04/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Đó là chưa kể vụ việc cô giáo 3 tháng không hề giảng bài cho học sinh. Khiến học sinh ức chế không chịu nổi phải thưa lên ban giám hiệu. Kể ra giáo viên thật có nhiều quyền lực để có thể gây áp lực và tra tấn tinh thần học sinh. Đâu rồi những người thầy người cô mẫu mực, hiền lành và đáng kính. Thật là những con sâu làm sầu nồi canh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #490105   21/04/2018

    yennguyen1006
    yennguyen1006

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thực tế là vẫn có rất nhiều những mặt tối tiêu cực trong giáo dục nước ta, chỉ có điều báo chí có phanh phui ra không thôi.

    Website của tôi: https://loigiaihay.net

     
    Báo quản trị |  
  • #490199   23/04/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Một năm mà ngành giáo dục có quá nhiều vấn đề, từ việc giáo viên bị phụ huynh đánh hay bắt quỳ rồi lại đến giáo viên phạt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bẳng, rồi lại tới học sinh đâm thầy giáo rồi lại thầy giáo dâm ô tới 9 học sinh lớp 3. Thật không thể tin được ngành giáo dục một ngành dạy nhân cách cho các em lại xảy ra như vấn đề quá ngiêm trọng như vậy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #502895   23/09/2018

    Những sự vụ trên thì là những vụ việc điển hình thôi. Chứ hằng ngày vẫn có nhiều sự kiện không hay của ngành giáo dục khác mà có lẽ chưa bị phát hiện hoặc không được công khai rộng rãi. Mình không bình luận nhiều về 2 vụ đầu tiên, còn về vụ thứ ba thì việc cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng thì đúng là quá đáng. Mục tiêu cao cả của ngành giáo dục là đào tạo và dạy dỗ thế hệ học sinh ấy thế mà cô giáo lại có hành vi phản giáo dục cũng như trái đạo đức như vậy. Thật sự hành vi này gây bất xúc rất nhiều đối với xã hội.
     
    Báo quản trị |  
  • #502903   23/09/2018

    Thật ra đây chỉ là 3 vụ nổi bật được cộng đồng mạng chú ý trong hàng ngàn vụ xảy ra trong nền giáo dục. Đặc biệt là về phương pháp giáo dục, giáo dục giới tính và bạo lực học đường. Ngành giáo dục là 1 ngành nhạy cảm, khi có sự việc xảy ra nó có thể sẽ ảnh hưởng cả một  thế hệ. Vì thế để làm sao để có nền giáo dục phát triền toàn diện lại là một câu hỏi khó cho các nhà quản lý.

     

    Cập nhật bởi phiyen1995 ngày 23/09/2018 12:10:54 CH sai chính tả
     
    Báo quản trị |