3 trường hợp con nuôi không được cấp dưỡng khi cha mẹ nuôi ly dị

Chủ đề   RSS   
  • #564641 09/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    3 trường hợp con nuôi không được cấp dưỡng khi cha mẹ nuôi ly dị

    Cấp dưỡng cho con nuôi

    Cấp dưỡng cho con nuôi - Ảnh minh họa

    Dù nghĩa vụ cấp dưỡng là bắt buộc giữa cha, mẹ đối với con cái chưa tới tuổi thành niên sau khi ly hôn, tuy nhiên đối với con nuôi, nghĩ vụ này có khác gì hay không và sẽ chấm dứt khi nào?

    Quan hệ giữa cha mẹ và con nuôi 

    Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

    "1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan."

    Điều này có nghĩa quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi cũng tương tự như của con ruột và cha mẹ nuôi, tuy nhiên quan hệ nhận nuôi con nuôi phải phù hợp với quy định của pháp luật, theo đó:

    Điều 8 và 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định những yếu tố cần thiết để quan hệ nuôi con nuôi được pháp luật công nhận:

    - Con nuôi phải là người dưới 18 tuổi, nếu trong khoảng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì chỉ được  cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    - Cha, mẹ nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe và đạo đức

    Vì vậy, trước hết để con nuôi có thể được cấp dưỡng thì con nuôi phải là con nuôi hợp pháp, nếu con nuôi đó không phải là con nuôi hợp pháp thì cha mẹ sau khi ly dị cũng không có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Trường hợp không cấp dưỡng cho con nuôi hợp pháp sau ly hôn 

    Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ đối với con ruột hoặc con nuôi hợp pháp (vì con nuôi hợp pháp có địa vị pháp lý tương tự như con ruột). Vì vậy, có hai căn cứ để cha, mẹ không bắt buộc phải cấp dưỡng cho con nuôi nữa, bao gồm:

    (1) Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng (theo quy định tại Điều 188 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

    (2) Chấm dứt việc nuôi con nuôi (theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010)

    Trường hợp (1) sẽ bao gồm các căn cứ:

    1. Con nuôi đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    2. Con được người khác nhận làm con nuôi;

    3. Bố, mẹ nuôi trực tiếp là người nuôi dưỡng (không còn là người cấp dưỡng)

    4. Bố, mẹ nuôi hoặc con nuôi chết

    5.Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Trường hợp (2) sẽ bao gồm các căn cứ:

    1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi

    2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi

    3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi

    4. Vi phạm các Điều cấm khi nuôi con nuôi (quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi)

    Như vậy, có 3 trường hợp con nuôi sẽ không được cha mẹ nuôi cấp dưỡng sau khi cha mẹ nuôi ly dị.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 09/12/2020 05:44:36 CH
     
    1955 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #580160   30/01/2022

    3 trường hợp con nuôi không được cấp dưỡng khi cha mẹ nuôi ly dị

    Cảm ơn những thông tin hữu ích từ bài viết của bạn. Mình nghĩ thông tin trường hợp con nuôi không được cấp dưỡng khi cha mẹ nuôi ly dị sẽ có rất nhiều người quan tâm. Hy vọng có thể xem được nhiều bài viết từ bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #598066   30/01/2023

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    3 trường hợp con nuôi không được cấp dưỡng khi cha mẹ nuôi ly dị

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ. Mình xin bổ sung thêm thông tin là nếu cha mẹ không thuộc trường hợp không bắt buộc phải cấp dưỡng cho con nuôi nêu trên mà vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ, không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì tùy theo mức độ nghiêm trọng, việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:

    (1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

    b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

    (2) Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

     
    Báo quản trị |