200 triệu "rót tay" khi sử dụng thẻ bảo hiểm mượn

Chủ đề   RSS   
  • #492928 30/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    200 triệu "rót tay" khi sử dụng thẻ bảo hiểm mượn

    Một trong các thủ đoạn được sử dụng với mục đích cá nhân mà không ít người đã sử dụng thẻ bảo hiểm dưới nhiều hình thức kể cả các y bác sĩ có hành vi gian lận với quy trình sử dụng thẻ bảo hiểm. Đó là:

    * Người sử dụng thẻ bảo hiểm: Mượn thẻ người khác để sử dụng

    * Các y, bác sĩ lập hồ sơ bệnh án, tự ý mở thẻ,.. nhằm để cơ quan bảo hiểm chi trả

    Quy đinh pháp luật đã định rõ nhưng hành vi bị cấm đối với thẻ bảo hiểm

    * Không cho người khác mượn thẻ

    Được quy định tại Điều 37, Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung năm 2014

    * Xử lý hành chính

    Điều 65 Nghị đinh 176/2013/NĐ-CP Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh

    1. Phạt tiền đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

    b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.


    >>> Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;

    - Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;

    - Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế.

    Như vậy, ngoài việc bị xử lý hành chính người có hành vi vi phạm còn buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Khi bị thu hồi thẻ bảo hiểm người vi phạm sẽ không được hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm

    * Trách nhiệm Hình sự:

    Đặc biệt, từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 chính thức có hiệu lực, trong đó qui định rõ tội gian lận BHYT có thể bị phạt tù. Cụ thể:

    Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) , 353(Tội tham ô tài sản) và 355 (Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Lập hồ sơ bnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;

    b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    với những tổn thất mà cơ quan bảo hiểm có thể chịu, việc đưa ra các chế tài là cần thiết, nhưng thực tế xử lý còn quá hạn chế để ngăn chặn các hành vi nói trên.

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 30/05/2018 10:11:07 SA
     
    959 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận