2 khác biệt cơ bản của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị trong các loại hình công ty

Chủ đề   RSS   
  • #570246 13/04/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    2 khác biệt cơ bản của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị trong các loại hình công ty

    Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị - Minh họa

    Mỗi loại hình công ty đều có sự khác biệt trong cơ chế quản lý, trong đó Hội đồng thành viên (HĐTV), Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT) luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết này sẽ phân tích 2 điểm khác nhau cơ bản nhất về địa vị pháp lý của từng hội đồng và quyền quyết định của các hội đồng này đối với công ty của họ!

     

    HĐTV trong Cty TNHH, Cty hợp danh

    Đại hội đồng cổ đông trong Cty cổ phần

    Hội đồng quản trị Cty cổ phần

    Cty TNHH hai thành viên trở lên

    Cty TNHH một thành viên

    Cty Hợp danh

    Địa vị pháp lý trong công ty

    Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

    Nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao

    Tương tự như ở Cty TNHH 1 thành viên

    Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

    Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

    Quyền quyết định đối với công ty.

    - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

    - Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;

    - Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;

    - Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

    - Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

    - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

    - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

    - Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

    - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

    - Quyết định tổ chức lại công ty;

    - Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

    - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty.

     

    - Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

    - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

    - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;

    - Quyết định dự án đầu tư phát triển;

    - Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

    - Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

    - Thông qua báo cáo tài chính của công ty;

    - Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu;

    - Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

    - Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

    - Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

    - Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

    - Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

    - Quyền khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty.

     

    Quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.

    Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:

    - Định hướng, chiến lược phát triển công ty;

    - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

    - Tiếp nhận thêm thành viên mới;

    - Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

    - Quyết định dự án đầu tư;

    - Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

    - Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

    - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

    - Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.

    - Thông qua định hướng phát triển của công ty;

    - Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

    - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

    - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

    - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

    - Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

    - Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

    - Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

    - Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

    - Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

    - Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;

    - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty.

     

    - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

    - Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

    - Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

    - Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

    - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật DN

    - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

    - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

    - Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật DN

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

    - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

    - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

    m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

    - Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

    - Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

    - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;

    - Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty

    Căn cứ: Điều 53, 80, 138, 153, 182 Luật doanh nghiệp 2020

    Mời bạn đọc cùng bổ sung, góp ý!n tiến

    >>> Xem bản tiếng Anh tại đây: 2 main differences between Board of Members, General Meeting of Shareholders and Board of Directors in different corporate types

     
    26012 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (26/04/2021) yuanping (16/04/2021) ThanhLongLS (13/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570901   29/04/2021

    Cơ cấu công ty cổ phần có đến 2 cơ quan đầu não là Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị. Đây là hai cơ quan chínhđiều hành hoạt động của công ty cổ phần, giữ hai cơ quan này có sự liên kết và kiểm soát nhau, không ai có quyền lực cao hơn ai cả. Việc xác định hai cơ quan này cũng để hiểu hơn công ty cổ phần hoạt động như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #582482   31/03/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Thực tế mọi người thường không ít lần nghe qua 2 cụm từ Hội đồng quản trị và Hội đồng thành viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế mọi người vẫn có sự nhầm lần không phân biệt được hai khái niệm này. Bài viết của bạn cung cấp rất đầy đủ thông tin để có thể phân biệt được sự khác biệt giữa các tổ chức này. Mong là sẽ có nhiều người biết đến thông tin mà bạn cung cấp.

     
    Báo quản trị |