2 bé chào đời từ tinh trùng người đã mất và góc nhìn pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #304530 31/12/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    2 bé chào đời từ tinh trùng người đã mất và góc nhìn pháp lý

    >Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005 có lỗi thời hay không?

    Vừa qua Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón nhận sự kiện 2 bé trai song sinh chào đời từ tinh trùng của người cha đã mất cách đây hơn 3 năm được giới chuyên môn đón nhận như một thành tựu của y học Việt Nam.

    Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp lý phát sinh nhiều câu hỏi khó có lời giải đáp.

    Thứ nhất, 2 bé có được quyền nhận thừa kế từ cha hay không?

    Nếu căn cứ vào câu chữ của điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 thì 2 bé trên không thỏa điều kiện “người thừa kế”.

    Điều 635. Người thừa kế

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

    Thứ hai, nếu 2 bé không được nhận thừa kế có phù hợp với thực tiễn hay không?

    Rõ ràng, theo triết lý thông thường thì con chưa thành niên phải được nhận tài sản thừa kế từ cha, mẹ (nếu có) mà không phụ thuộc là có di chúc hay không, nội dung di chúc có để lại thừa kế cho con hay không.

    Thứ ba, nếu 2 bé được nhận thừa kế thì phát sinh những vấn đề gì?

    Theo sự tiến bộ của Y học thì tinh trùng của người chết có thể bảo quản được trong nhiều năm sau khi người chết qua đời, vì vậy nếu cứ tiến hành thụ tinh nhân tạo như thế sẽ có nhiều đứa bé ra đời là con của người chết nhưng không phải là chủ ý của họ. Vậy là, việc xác định người thừa kế luôn luôn biến động theo thời gian và khó có thể chia thừa kế.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 31/12/2013 10:02:57 SA
     
    6780 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    xuanthanh1960 (02/01/2014) pntruong1993 (31/12/2013) TRUTH (31/12/2013) ntdieu (31/12/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #304540   31/12/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Quan điểm của luatsuchanh trên báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh 
     
    Thụ tinh từ tinh trùng của người đã chết: Phức tạp về pháp lý
    Luật chưa điều chỉnh việc xác định cha và quyền thừa kế trong trường hợp này. Có thể thụ tinh từ trứng của người đã chết?

     

    Việc chị Hoàng Thị Kim Dung (Hà Nội) sinh hai bé trai ngày 9-12 bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người cha đã mất bốn năm trước trong một tai nạn giao thông được xem là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Từ đó cũng đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý thú vị.

    Trường hợp đầu tiên tại Việt Nam

    TS-BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người thực hiện lưu trữ tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm cho chị Hoàng Thị Kim Dung, cho biết về mặt kỹ thuật thì lưu trữ tinh trùng không phải là một kỹ thuật khó, cũng không còn xa lạ ở Việt Nam. “Tuy nhiên, bảo quản tinh trùng từ người chết và sau đó thụ tinh trong ống nghiệm thì trường hợp của chị Dung là đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, trường hợp này rất may mắn khi thành công ngay từ lần thụ tinh đầu tiên. Kết quả xét nghiệm AND chứng minh 99,99% hai cháu bé là con của anh Ngọc và chị Dung” - BS Vệ nói.

    Theo BS Vệ, thế giới chưa có thống kê đầy đủ các trường hợp mang thai từ tinh trùng người đã mất. Qua tìm hiểu của ông thì không nhiều lắm, có một trường hợp ở Mỹ, tuy nhiên phải đến lần thứ hai thì ca thụ tinh mới thành công. “Khi một người bị tai nạn hoặc chết đột tử, người thân họ muốn lưu giữ tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm thì hiện chưa có một quy định nào để cá nhân tôi cũng như giới y khoa có thể thực hiện phù hợp với truyền thống đạo đức xã hội, nhân văn và đúng pháp luật” - BS Vệ bày tỏ.



    TS-BS Lê Vương Văn Vệ, chị Dung và hai cháu bé ra đời từ tinh trùng của người bố đã qua đời bốn năm trước. Ảnh: HUY HÀ

    Theo BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, để lấy tinh trùng từ tinh hoàn người mới mất, thời gian khuyến cáo là trong vòng 24 giờ (cá biệt, có thể trong vòng 36 giờ). Nếu tinh trùng lấy ra còn sống, có thể lưu trữ được trong vòng nhiều năm. Trên nguyên tắc, không có giới hạn về tuổi người mất. Tuy nhiên, tuổi càng lớn thì chất lượng tinh trùng càng giảm.

    Theo BS Tường, việc lấy tinh trùng và lưu trữ tinh trùng từ người đã chết về kỹ thuật thì khá đơn giản, hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, về pháp lý và y đức, đây là vấn đề đã được tranh luận rất nhiều trên thế giới. Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ hoặc cấm việc lấy tinh trùng từ người chết nếu người này không có cam kết bằng văn bản đồng ý trước đó. “Theo tôi, đó cũng là lý do mà trước nay ít có bệnh viện nào ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật này” - BS Tường nói.

    Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, đến thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc lấy tinh trùng người chết để thụ tinh nhân tạo, giống trường hợp của chị Dung. Trên thế giới, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cả pháp lý và đạo đức về việc người còn sống là vợ (hoặc người yêu) lấy tinh trùng của người chết để lưu trữ, thụ tinh trong ống nghiệm. Vì người có tinh trùng đã mất nên không thể hiện được ý chí đồng ý hay không đồng ý việc cho lưu trữ và thụ tinh từ tinh trùng của họ.

    Lỗ hổng pháp lý trong việc xác nhận cha và thừa kế

    Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, sự kiện trên đồng thời cho thấy lỗ hổng pháp lý về việc xác định con chung và người thừa kế.

    Thứ nhất, về mặt con chung, theo quy định ở Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về xác định cha, mẹ: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 70/2001 về xác định con chung của vợ chồng: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết… thì được xác định là con chung của hai người”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hai cháu bé sinh ra sau hơn bốn năm kể từ ngày cha các cháu mất, như vậy chiếu theo những quy định trên thì không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Muốn xác định cha cho hai cháu bé thì phải làm thủ tục nhận cha rồi mới ghi tên cha trên giấy khai sinh.

    Thứ hai, về người thừa kế, theo Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết… Như vậy, tại thời điểm chồng chị Dung chết, hai cháu bé chưa thành thai nên không được xác định là người thừa kế của chồng chị Dung.

    Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng không cấm việc các bác sĩ hoặc cơ sở y tế thực hiện lấy tinh trùng hoặc trứng để trữ lạnh và thụ tinh sau này. Tuy nhiên, cũng không có hành lang pháp lý nào để đảm bảo việc thực hiện này. Vì vậy, tất cả vấn đề này pháp luật phải sửa đổi, bổ sung để tiên liệu và điều chỉnh cho những quan hệ phát sinh sau này.

    Có thể thụ tinh từ trứng của người đã chết?

    Đối với người chết là nữ, hiện chưa có nghiên cứu về lấy buồng trứng ở người chết. Tuy nhiên, nếu thực hiện thì cần càng sớm càng tốt vì noãn nhạy cảm hơn tinh trùng rất nhiều. Phải trữ lạnh mô buồng trứng, trên nguyên tắc, có thể trữ trong vòng nhiều năm. Tuy nhiên, hiệu quả của trữ lạnh mô buồng trứng hiện nay còn rất thấp.

    Chỉ nên trữ buồng trứng ở những người không quá 35 tuổi. TP.HCM cũng chưa thực hiện việc lấy trứng từ người đã mất vì vấn đề kỹ thuật, pháp lý và y đức phức tạp hơn nhiều so với tinh trùng.

    BS HỒ MẠNH TƯỜNGTổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản 
    và vô sinh TP.HCM

    HUY HÀ - TRẦN NGỌC

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (31/12/2013) SAdmin (31/12/2013) Khongtheyeuemhon (31/12/2013) TRUTH (31/12/2013)
  • #304547   31/12/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Có lẽ có sự khác biệt giữa luân thường đạo lý và pháp luật, trong trường hợp này  thì về mặt xã hội, 2 đứa bé này vẫn là con của chị Dung và chồng chị chứ không thể của ai khác, hiểu theo đó thì phải đương nhiên nhận được sự nuôi dưỡng, đùm bọc của gia đình 2 bên. Và khi đi ra ngoài thì cha mẹ chồng của chị Dung có thể tự hào giới thiệu đây là cháu nội của mình.

    Nhưng về mặt luật pháp, thì liệu có công nhận đây là con của anh Ngọc và có nhận là người thừa kế hợp pháp? Như vậy cần xác định lại liệu pháp luật đã bao quát hết tất cả mọi tình huống, hay những quy định hiện thời chỉ mang tính định danh mà chưa thấu tình đạt lý!

     
    Báo quản trị |  
  • #304551   31/12/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    TRUTH viết:

    Có lẽ có sự khác biệt giữa luân thường đạo lý và pháp luật, trong trường hợp này  thì về mặt xã hội, 2 đứa bé này vẫn là con của chị Dung và chồng chị chứ không thể của ai khác, hiểu theo đó thì phải đương nhiên nhận được sự nuôi dưỡng, đùm bọc của gia đình 2 bên. Và khi đi ra ngoài thì cha mẹ chồng của chị Dung có thể tự hào giới thiệu đây là cháu nội của mình.

    Nhưng về mặt luật pháp, thì liệu có công nhận đây là con của anh Ngọc và có nhận là người thừa kế hợp pháp? Như vậy cần xác định lại liệu pháp luật đã bao quát hết tất cả mọi tình huống, hay những quy định hiện thời chỉ mang tính định danh mà chưa thấu tình đạt lý!

    Bạn TRUTH ah!

    Pháp luật là kiến trúc thượng tầng, điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh phổ biến trong xã hội hoặc cần thiết phải điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh.

    Vào thời điểm năm 2000 khi xây dựng Luật Hôn nhân & Gia đình hoặc năm 1995, 2005 khi xây dựng Bộ luật Dân sự thì tình huống của chị Dung và thành tựu y học chưa phát triển đến mức như năm 2013. Vì vậy, việc này cũng không quá khó hiểu việc có "lỗ hổng" này.

    Pháp luật không thể có hiện tượng "cầm đèn chạy trước ôtô" vì vậy, khi chưa kịp điều chỉnh quan hệ mới phát sinh thì phải sửa đổi, bổ sung ngay cho phù hợp thực tiễn.

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (31/12/2013) legalconsult (31/12/2013)
  • #304612   01/01/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Theo nghị định số 12/2003/NĐ-CP, ngày 12 tháng 2 năm 2003

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2003/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 02 NĂM 2003 VỀ SINH CON THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC

     

    Chương 5:

    XÁC ĐỊNH CHA, MẸ CHO CON SINH RA BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN

    Điều 20.

    1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.

    2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

    Điều 21. Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.

     

    Theo quy định này thì đứa bé chỉ là con của người mẹ, chị Dung (người phụ nữ sống độc thân) và không được quyền hưởng thừa kế của người cha, người cho tinh trùng.

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #304616   01/01/2014

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Em co ý kiến; các nước châu âu, khi trẻ chưa muốn có con, họ tiến hành gửi tinh trùng vào ngân hàng, khi nào cần thì họ có thể lấy ra dùng 10 năm sau thậm chí 20 năm sau... Theo em  nếu thực tiễn nước ta lấy tinh trùng của người bố đã chết và thụ tinh nhân tạo đã có con thì về mặt pháp lý nên học hỏi ở các nước châu âu; hàng năm nước chúng ta có nhiều đoàn công tác nước ngoài nhằm học hỏi...thủ tướng vừa rồi cũng có lời với việc này.

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 01/01/2014 08:55:41 SA sửa bài từ chữ IN HOA

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhviettiep vì bài viết hữu ích
    dieulinhdoan (06/01/2014)