Phát triển rừng là gì? Rừng đặc dụng là gì? Rừng phòng hộ là gì? 10 Hoạt động bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo đảm ngân sách đầu tư?
Phát triển rừng là gì? Rừng đặc dụng là gì? Rừng phòng hộ là gì?
Phát triển rừng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng.
(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 156/2018/NĐ-CP)
Căn cứ tại khoản 2, 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 thì:
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
(1) Vườn quốc gia;
(2) Khu dự trữ thiên nhiên;
(3) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
(4) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
(5) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
(1) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
(2) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
10 Hoạt động bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo đảm ngân sách đầu tư?
10 Hoạt động bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được bảo đảm ngân sách đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 33 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
(2) Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng và làm giàu rừng;
(3) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, thống kê, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
(4) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
(5) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
(6) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
(7) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng;
(8) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
(9) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
(10) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
06 Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp?
06 Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể:
(1) Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
(2) Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
(3) Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
(4) Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
(5) Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.
(6) Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.
Tóm lại, 10 Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư là:
(1) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
(2) Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng và làm giàu rừng;
(3) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, thống kê, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
(4) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
(5) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
(6) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
(7) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng;
(8) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
(9) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
(10) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.