09 trường hợp giải chấp sổ đỏ

Chủ đề   RSS   
  • #532609 06/11/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    09 trường hợp giải chấp sổ đỏ

    >>>03 bước bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng

     

    Giải chấp được hiểu là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ, khi người vay trả hết nợ gốc

    Khi bắt đầu thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (mọi người vẫn thường gọi là sổ đỏ) để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó thì người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Đồng thời khi kết thúc việc thế chấp sổ đỏ thì người sử dụng đất cũng phải thực hiện đăng ký thế chấp trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất (giải chấp sổ đỏ).

    Vậy, trong trường hợp nào người sử dụng đất được giải chấp sổ đỏ?

    Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm thì ười sử dụng đất được thực hiện thủ tục giải chấp khi thuộc một trong những trường hợp sau:

    1. Chấm dứt việc thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    2. Thay thế biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất bằng biện pháp bảo đảm khác.

    3. Thay thế quyền sử dụng đất bằng tài sản có giá khác để thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm.

    4. Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm. Khi thuộc các trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm sau khi đã hoàn tất thủ tục thông báo cho bên bảo đảm.

    5. Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu.

    6. Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    7. Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

    8. Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

    9. Theo thỏa thuận của các bên.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 06/11/2019 01:17:32 CH
     
    2216 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận