09 trường hợp bạn có quyền lựa chọn Tòa án để nộp đơn khởi kiện

Chủ đề   RSS   
  • #510301 16/12/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    09 trường hợp bạn có quyền lựa chọn Tòa án để nộp đơn khởi kiện

    09 trường hợp bạn có quyền lựa chọn Tòa án để nộp đơn khởi kiện

    Về nguyên tắc, khi nộp đơn kiện, bạn cần đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn. Trong thủ tục tố tụng dân sự, đối với một số vụ việc nhất định, pháp luật quy định bạn phải đến đúng Tòa án “cụ thể” nào đó (bạn có thể tham khảo thêm tại Bài viết này). Tuy nhiên, vẫn có quy định một số trường hợp bạn có thể lựa chọn Tòa án để nộp đơn kiện và giải quyết vụ việc của minh.  Bài viết sau đây mình sẽ nói về các trường hợp này.

    Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

    Các trường hợp

    Lựa chọn Tòa án giải quyết

    1. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn

    Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản

    2. Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức

    Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh

    3. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng

    Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở

    4. Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại

    5. Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động

    Tòa án nơi nguyên đơn là người lao động cư trú, làm việc

    6. Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian

    Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc

    7. Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng

    Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện

    8. Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau

    Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở

    9. Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau

    Tòa án nơi có một trong các bất động sản

     

    Quy định về lựa chọn Tòa án nêu trên được giải thích chi tiết và cụ thể hơn tại Điều 9 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP (Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP dùng để hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung 2011). Bộ luật này đã hết hiệu lực tuy nhiên vì chưa có văn bản hướng đẫn thay thế nên những quy định trong Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP vẫn còn hiệu lực để áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.)

     

     
    5095 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận