Thủ tục đơn giản, phù hợp với nhu cầu của khách hàng ít tiền, đặc biệt là sinh viên, công nhân,… hoạt động mua trả góp với “lãi suất lý tưởng 0%” đang phát triển rầm rộ. Mặc dù được cho là có nhiều tiện lợi, nhưng khi mua hàng theo hình thức này, người tiêu dùng cần phải lưu ý những điều sau để bảo đảm quyền lợi của mình.
1. Mua trả góp 0% là gì?
Trả góp lãi suất 0% tức là trả góp mỗi tháng mà không tính lãi suất. Tuy nhiên trước khi mua hàng, thông thường bạn trả trước cho doanh nghiệp 20-30% giá sản phẩm. Số tiền còn lại chia đều mỗi tháng để trả.
Ví dụ: Bạn muốn mua một chiếc điện thoại với giá 18 triệu đồng. Bạn cần thanh toán cho cửa hàng 30%*18 tr=5tr4, kỳ trả góp là 6 tháng, mỗi tháng bạn trả 2.1 triệu đồng.
2. Có thực sự trả góp 0%
Ghi lãi suất 0% thực ra là một chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.
Cẩn thận lợi lại hóa hại
Việc thay đổi chiến lược kinh doanh để kích cầu Điều này đem lại lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên cũng không loại trừ việc doanh nghiệp dùng những khoản “loanh quanh” để bù vào lãi suất 0%, chẳng hạn như đẩy giá sản phẩm cao hơn giá thị trường là một ví dụ hoặc Thực tế người mua còn phải chịu thêm một số khoản chi phí tăng lên khi mua trả góp sản phẩm như: tiền phí thu hộ và tiền phí bảo hiểm (thu hàng tháng),…
3. Giá trị trả trước là bao nhiêu?
Việc thanh toán trước giá trị sản phẩm do các bên thoả thuận, nhưng thông thường dao động từ 20% đến 70%.
4. Thời gian trả góp trong bao lâu?
Khaỏn 1 Điều 453 BDS 2015 quy định thời gian trả góp là “một thời hạn sau khi nhận tài sản mua”.Thông thường thời gian này kéo dài từ khoảng 6 tháng đến 24 tháng tuỳ theo loại sản phẩm.
5. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị
Bản sao CMND (hoặc CCCD); Hộ khẩu; Hóa đơn điện/nước; Bản kê khai các thông tin cá nhân như: học tên, địa chỉ, nơi làm việc, mức lương, thông tin về người thân,…
6. Trong thời gian trả góp, sản phẩm hư hỏng ai chịu trách nhiệm?
Về nguyên tắc,khoản 2 Điều 453 BLDS 2015, quy định bên mua phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, bên bán cũng có thể chịu trách nhiệm nếu 02 bên có thoả thuận.
7. Đọc kỹ nội dung hợp đồng trước khi ký
Đây là điều cơ bản mà ai cũng phải biết trước khi đặt bút ký vào.
Đối với mua trả góp, phía cửa hàng là bên soạn hợp đồng và thường không tư vấn cụ thể, mà chỉ đưa ra số tiền hàng tháng phải trả. Sau khi thanh toán được vài tháng, người mua mới nhận ra tổng số tiền thanh toán cao hơn nhiều giá thực của sản phẩm nhưng không thể dừng lại được vì đã trót ký hợp đồng.
Vì vậy, người mua cần nắm được số tiền cần trả mỗi tháng, thời gian, cách thức thanh toán như thế nào,….trước khi ký.
8. Chỉ mua hàng khi cần và nằm trong khả năng thanh toán
Mặc dù các loại hàng hoá bán trả góp rất đa dạng, lãi suất hấp dẫn nhưng nguời mua cần cân nhắc lại trước khi mua. Tránh việc không có khả thanh toán khi đến hạn, bị gọi điện hối thúc, bị phạt lãi chậm trả,… dẫn đến tình cảnh lún sâu vào nợ nần.
Chúng ta thường nghe qua câu “không có bữa trưa nào là miễn phí”. Và hình thức mua hàng trả góp lãi suất 0% cũng vậy!
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!