06 yêu cầu xây dựng nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe

Chủ đề   RSS   
  • #606440 27/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    06 yêu cầu xây dựng nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe

    Nhà ở và công trình công cộng cần đảm bảo các quy chuẩn về an toàn sinh mạng và sức khỏe theo đúng Quy chuẩn QCXDVN 05 : 2008/BXD. Cụ thể, có 6 yêu cầu xây dựng được nhắc tới là: phòng chống nước, hơi ẩm và chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chồng ồn.

    QCXDVN 05 : 2008/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật (tối thiểu hoặc tối đa) phải đạt được đối với nhà ở và công trình công cộng nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho người sử dụng.

    An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định trong QCXDVN 05 : 2008/BXD này gồm: phòng chống nước, hơi ẩm và các chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn.

    An toàn sinh mạng và sức khỏe liên quan tới khả năng chịu lực của nhà ở và công trình công cộng; hệ thống thiết bị điện, thang máy; phòng chống cháy nổ; hệ thống cấp thoát nước; tiếp cận sử dụng cho người tàn tật trong nhà ở và công trình công cộng tham chiếu tại các Quy chuẩn tương ứng khác.

    QCXDVN 05 : 2008/BXD không quy định các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình và do các yếu tố không xuất phát từ bản thân công trình (ô nhiễm do quá trình sản xuất, tác động của lũ lụt hoặc từ các công trình bên ngoài).

    Các nhà ở và công trình nào là đối tượng áp dụng của Quy chuẩn QCXDVN 05:2008/BXD?

    STT

    Loại công trình

     

    Nhà ở

    1

    Nhà chung cư

    2

    Nhà ở riêng lẻ (khuyến khích áp dụng)

     

    Công trình công cộng

    3

    Công trình văn hóa: Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình

    4

    Nhà trẻ và trường học: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, trường phổ thông các cấp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, trường đại học và các loại trường khác.

    5

    Công trình y tế: Trạm y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão, các cơ quan y tế, phòng chống dịch bệnh.

    6

    Công trình thương nghiệp: Chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng ăn, giải khát, trạm dịch vụ công cộng.

    7

    Nhà làm việc: Văn phòng, trụ sở.

    8

    Khách sạn, nhà khách.

    9

    Nhà phục vụ giao thông: Nhà ga, bến xe các loại.

    10

    Nhà phục vụ thông tin liên lạc: Nhà bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, đài lưu không.

    11

    Sân vận động.

    12

    Nhà thể thao.

    (1) Phòng chống nước và hơi ẩm và chất độc hại

    Yêu cầu chung:

    Phòng chống nước và hơi ẩm:

    - Nền nhà và phần tường tiếp xúc với đất nền phải đảm bảo ngăn được nước và hơi ẩm từ dưới đất thấm lên phía trên của nền và tường;

    - Tường, mái, ban công, lô gia, hành lang ngoài của nhà phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước mưa thấm qua;

    - Sàn các khu vực dùng nước phải đảm bảo không đọng nước và ngăn được nước thấm qua.

    Phòng chống chất độc hại

    - Phải có biện pháp phòng ngừa, tránh được nguy cơ các chất độc hại ở bề mặt hoặc trong nền đất của công trình gây hại đến sức khoẻ con người.

    - Tại khu vực có người sử dụng, vật liệu xây dựng không được phát thải các chất độc hại ở nồng độ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.

    (2) Bảo vệ khỏi ngã và va đập

     Yêu cầu chung

    - Cầu thang bộ và đường dốc

    Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên.

    - Lan can

    Phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tại các sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang (hoặc 380mm nếu không có bậc thang) trở lên và ở các vị trí:

    + Cầu thang bộ, bậc thang, đường dốc, sàn, ban công, lô-gia, hành lang và mái có người đi lại;

    + Giếng trời, khu vực tầng hầm hoặc các khu vực ngầm tương tự nối với công trình có người đi lại.

    - Rào chắn xe cơ giới và khu vực bốc xếp hàng

    + Các đường dốc và sàn nhà có xe cơ giới đi lại phải có rào chắn bảo vệ người tại các nơi cần thiết.

    + Khu vực bốc xếp hàng cho xe cơ giới phải có các lối ra hoặc lối tránh xe cơ giới cho người bên trong khu vực.

    - Tránh xô, va đập hoặc bị kẹt

    + Người đi lại bên trong hoặc xung quanh công trình phải được đảm bảo không bị xô vào cửa thông khí hoặc cửa lấy ánh sáng.

    + Cánh cửa và cánh cổng cần đảm bảo: Không va vào người khi trượt hoặc mở về phía trước; Không nhốt người bên trong khi cửa và cổng đóng mở bằng động cơ.

    + Cửa hoặc cổng đóng mở bằng động cơ phải mở được bằng tay trong trường hợp động cơ bị hỏng.

    + Cửa quay hoặc cổng quay phải đảm bảo không che khuất tầm nhìn ở cả hai phía.

    (3) An toàn sử dụng kính

    Yêu cầu chung:

    - An toàn đối với tác động va đập

    Kính tại các nơi có người thường xuyên lui tới bên trong hoặc xung quanh công trình phải đáp ứng một trong các yêu cầu tối thiểu sau:

    + Được bảo vệ tránh va đập;

    + Có thể chịu được tác động va đập mà không bị vỡ;

    + Nếu bị vỡ do va đập thì không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

    - Dấu hiệu nhận biết kính

    Các loại kính trong suốt đặt tại những nơi có người thường xuyên lui tới cần phải được gắn các dấu hiệu để nhận biết sự có mặt của kính.

    - Đóng mở cửa an toàn

    Cửa sổ, cửa mái và cửa thông gió phải đảm bảo đóng, mở hoặc điều chỉnh độ mở một cách an toàn.

    - Cửa sổ, cửa trời, các vách bao che, trần hoặc mái kính cần phải đảm bảo an toàn khi tiếp cận để làm vệ sinh.

    (4) Chiếu sáng 

    Yêu cầu chung: Bên trong và bên ngoài nhà phải được chiếu sáng phù hợp với mục đích sử dụng.

    (5) Thông gió

    Yêu cầu chung:

    - Hệ thống thông gió của nhà ở và công trình công cộng phải đảm bảo:

    + Hút thải hơi nước từ nơi có nguồn phát sinh nhiều hơi nước (bếp, phòng tắm) trước khi nó lan ra các khu vực khác;

    + Hút thải các chất gây ô nhiễm từ nơi có nguồn phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm (như các phòng có các hoạt động sinh ra các chất gây ô nhiễm) trước khi nó lan ra các khu vực khác;

    + Duy trì cung cấp lượng không khí tươi tối thiểu, đồng thời pha loãng nồng độ các chất gây ô nhiễm và hơi nước sinh ra;

    + Tiện lợi trong vận hành, thải được nhiệt thừa sinh ra trong công trình và không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

    - Hệ thống thông gió sự cố phải tuân thủ các quy định có liên quan trong Quy chuẩn về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.

    - Hệ thống thông gió, điều hòa không khí không được tuần hoàn trong trường hợp không khí có chứa các chất độc hại nguy hiểm, các chất gây cháy nổ, vi sinh vật gây bệnh, chất gây mùi khó chịu.

    - Thông gió tự nhiên phải được sử dụng tối đa cho các phòng bên trong nhà ở và công trình công cộng.

    (6) Chống ồn

    Yêu cầu chung:

    Nhà ở và công trình công cộng phải có khả năng chống ồn lan truyền giữa các bộ phận trong công trình và từ các bộ phận của công trình liền kề.

    Xem chi tiết tại Quy chuẩn QCXDVN 05 : 2008/BXD nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe.

     
    157 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (30/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận