Ảnh minh họa: Phân biệt dấu treo, dấu giáp lai
Dấu treo, dấu giáp lai là gì? Đóng như thế nào? Tính pháp lý ra sao? Dưới đây là nội dung so sánh hai loại dấu này mọi người có thể tham khảo và bổ sung nếu có ý kiến nhé!
|
Dấu treo
|
Dấu giáp lai
|
Bản chất
|
Là việc sử dụng con dấu DN đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính).
|
Là việc sử dụng con dấu DN đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản sao cho khi ghép các tờ đã đóng dấu tạo thành hình dấu đã đóng
|
Cách đóng dấu
|
Đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính). Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái.
|
Được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
|
Sử dụng trong trường hợp
|
- Văn bản nhiều phụ lục kèm theo
- Người chịu trách nhiệm ký phía dưới không có thẩm quyền để được đóng dấu lên chữ ký của mình
|
Những loại văn bản bao gồm 2 tờ trở lên đều được sử dụng dấu giáp lai
|
Ý nghĩa pháp lý
|
Để khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.
|
Nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản.
|
Văn bản thường dùng
|
- Hóa đơn
- Các văn bản mang tính thông báo trong cơ quan, tổ chức.
|
- Thường được sử dụng khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng.
- Ảnh chứng minh nhân dân
- Bằng cấp các loại hay các công văn có dán ảnh.
|
Ví dụ
|
|
|