05 nội dung dạy học cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một

Chủ đề   RSS   
  • #607446 13/12/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    05 nội dung dạy học cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một

    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT ngày 11/12/2023 quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
     
    Theo đó, 05 nội dung cần chuẩn bị dạy học cho trẻ là dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một được quy định cụ thể như sau:
     
     
    (1) Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một cho trẻ dân tộc thiểu số
     
    - Trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học: không gian lớp học, trường học, thư viện, phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập.
     
    - Trẻ được làm quen với môi trường tâm lí ở trường tiểu học: cảm giác an toàn, môi trường thân thiện, được tôn trọng về ngôn ngữ, văn hóa địa phương và của dân tộc mình.
     
    - Trẻ được tham gia học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác; được rèn nếp sống tự lập, tự phục vụ và sinh hoạt tập thể theo quy định của lớp, trường.
     
    (2) Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản cho trẻ dân tộc thiểu số
     
    - Kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn trong không gian lớp học, trường học.
     
    - Kĩ năng sử dụng các kí hiệu, quy ước được sử dụng trong học tập, vui chơi và trong các hoạt động tập thể khác.
     
    - Kĩ năng làm việc cá nhân theo hướng dẫn của giáo viên; kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập.
     
    - Kĩ năng ban đầu khi làm việc theo cặp, theo nhóm và tham gia các hoạt động chung của trường, của lớp.
     
    - Kĩ năng nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao và tự trình bày kết quả học tập của cá nhân, của nhóm với bạn bè, thầy cô ở mức độ đơn giản.
     
    (3) Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói cho trẻ dân tộc thiểu số
     
    - Biết cách sử dụng tiếng Việt trong những nghi thức giao tiếp cơ bản: cảm ơn, xin lỗi, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản.
     
    - Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi.
     
    - Nghe - hiểu và nói được một số mẫu câu giao tiếp đơn giản theo chủ đề như lời đề nghị, yêu cầu, xin phép...
     
    (4) Hình thành và phát triển năng lực đọc cho trẻ dân tộc thiểu số
     
    - Rèn kĩ thuật sử dụng sách, kĩ thuật đọc đúng: cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách; cách đưa mắt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, đọc theo các mức độ (to- nhỏ- nhẩm- thầm).
     
    - Củng cố việc nhận dạng và đọc được chữ cái đơn (một âm ghi bằng một chữ) là chữ in thường, các chữ số từ 1 đến 9.
     
    (5) Hình thành và phát triển năng lực viết cho trẻ dân tộc thiểu số
     
    - Biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li.
     
    - Biết cách xác định đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, dòng kẻ, ô ly và điểm tọa độ khi tô chữ, chữ số: điểm đặt bút, điểm chuyển hướng và điểm kết thúc.
     
    - Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu; nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải; nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.
     
    - Thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.
     
    Xem thêm Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 23/01/2024.
     
    215 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận