05 nguyên tắc thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng

Chủ đề   RSS   
  • #606550 02/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    05 nguyên tắc thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng

    Đây là nội dung tại Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/10/2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. 
     
    Theo đó, 05 nguyên tắc thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán được quy định như sau:
     
    05-nguyen-tac-thuc-hien-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung
     
    Nguyên tắc thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng
     
    - Bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong các hoạt động này.
     
    - Có cơ chế để phòng ngừa và bảo đảm mọi quyền lực được kiểm soát chặt chẽ, quyền hạn phải gắn với trách nhiệm. Công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.
     
    - Bảo đảm tính độc lập, khách quan, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm quy chế làm việc, quy định, quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán; xây dựng, thực hiện văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ.
     
    - Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.
     
    - Tuân thủ chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
     
    Trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
     
    Trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và cá nhân có liên quan, không thực hiện hành vi quy định tại Điều 4, đồng thời có trách nhiệm:
     
    (1) Đối với lãnh đạo cơ quan uỷ ban kiểm tra
     
    - Thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mình theo quy định và quy chế làm việc. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến lĩnh vực, địa bàn mà cá nhân được phân công phụ trách, quản lý, theo dõi. Thể hiện rõ chính kiến, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình và được bảo lưu ý kiến.
     
    - Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
     
    - Chịu trách nhiệm về đề xuất kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong việc nhận xét, đánh giá, kiến nghị thuộc thẩm quyền. Cùng tập thể chịu trách nhiệm đối với quyết định, kết luận không đúng trong kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng (trừ trường hợp không đồng ý với quyết định, kết luận không đúng của tập thể).
     
    - Tự giác báo cáo với cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan khi có cổ phần, có người thân là người có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng kiểm tra.
     
    - Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật được phân công chỉ đạo.
     
    (2) Đối với lãnh đạo cơ quan thanh tra, kiểm toán
     
    - Thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
     
    - Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán thuộc thẩm quyền được giao.
     
    - Người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra, kiểm toán:
     
    + Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị thanh tra, kiểm toán theo thẩm quyền.
     
    + Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán thuộc thẩm quyền được giao.
     
    + Công khai, minh bạch nội dung về hoạt động thanh tra, kiểm toán cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
     
    + Ban hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm toán để bảo đảm việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
     
    + Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của đoàn thanh tra, kiểm toán được phân công chỉ đạo.
     
    (3) Đối với đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán
     
    - Thành viên đoàn
     
    + Tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và xin không làm thành viên đoàn khi: Có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng kiểm tra; có quan hệ gia đình với đối tượng kiểm tra hoặc cùng là thành viên đoàn.
     
    + Chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm toán; quy định của ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình công tác.
     
    + Thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của đoàn; kịp thời báo cáo trưởng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của đoàn.
     
    + Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn về nội dung báo cáo công việc được phân công và được bảo lưu ý kiến của mình.
     
    + Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán dưới mọi hình thức.
     
    - Trưởng đoàn
     
    Ngoài việc thực hiện quy định tại Mục 3.1, trưởng đoàn còn chịu trách nhiệm trước cấp uỷ, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về:
     
    + Việc điều hành hoạt động của đoàn theo chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, quy trình của ngành, cơ quan.
     
    + Tính đúng đắn, chính xác của các nội dung đã kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán; các đề xuất, kiến nghị của đoàn.
     
    + Chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong đoàn khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
     
    Xem thêm Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 có hiệu lực từ ngày 27/10/2023. 
     
    427 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (18/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận