toanlong123 viết:
Hôm trước mình đậu xe vào lề đường, để vào của hàng mua đồ, mà bị các bác ở Phường ra tuýt còi đưa về phường xử phạt, như vậy có đúng không ạ?
Về việc này, mình xin nêu ý kiến của mình như sau:
Theo điều 4 nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định thì trong những trường hợp cần thiết công an xã (phường) có thể phối hợp cùng công an giao thông tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc phối hợp này phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại điều 6 nghị định 27/2010/NĐ-CP.
Về nhiệm vụ của lực lượng công an xã (phường) khi phối hợp cùng các lực lượng khác tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông được quy định tại khoản 2 điều 9 nghị định 27/2010/NĐ-CP: “2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;”
Theo những căn cứ trên thì công an xã (phường) khi hoạt động theo những quyết định hoặc kế hoạch đang có hiệu lực do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định hoặc kế hoạc phối hợp với lực lượng công an giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có vi phạm của người tham gia giao thong.
Trong trường hợp này của anh có thể chia ra những trường hợp sau:
- Trường hợp 1: công an xã (phường) xử phạt anh khi đậu xe vào lề đường trong khi đang hoạt động trong kế hoạch phối hợp với công an giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông thì về thẩm quyền xử phạt là hoàn toàn ĐÚNG.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thong đường bộ được quy định tại nghị định 171/2013/NĐ-CP. Theo điều 68 nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: “Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;
g) Khoản 1, Khoản 2 Điều 12;
h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;
i) Điều 18; Khoản 1, Khoản 2 Điều 20;
k) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 23;
l) Khoản 1 Điều 26; Khoản 1 Điều 29;
m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;
n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1 Điều 51; Khoản 1 Điều 66; Điều 67.”. Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông thuộc về trưởng công an xã. Hành vi đỗ xe ở lề đường sẽ chỉ là hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính nếu nó thuộc 1 trong những trường hợp sau được quy định tại điểm a, đ, h khoản 3 điều 6 nghị định 171/2013/NĐ-CP: “a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;”. Những hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 200.000. Hơn nữa thì theo điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “ Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”. Theo như phân tích ở trên thì hành vi đỗ xe lề đường nếu là hành vi vi phạm thì chỉ bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 200.000. Do đó, việc đưa về phường giải quyết là hoàn toàn sai thủ tục, hành vi này thì trưởng công an phường chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Còn trường hợp nếu người xử lý hành vi vi phạm không phải là trưởng công an xã (phường) thì đó là sai thẩm quyền xử lý.
- Trường hợp 2: công an xã (phường) xử phạt anh khi đậu xe vào lề đường nhưng không phải trong kế hoạch phối hợp với công an giao thông mà là đang hoạt động độc lập thì về thẩm quyền xử phạt là SAI.
Như vậy, khi bị xử phạt anh có thể hỏi công an xã về việc hoạt động của công an xã có phải là trong kế hoạch phối hợp hoạt động cùng với công an giao thông theo nghị định 27/2101/NĐ-CP hay không. Nếu không thì anh hoàn toàn không phải chịu việc xử phạt của công an xã (phường).