Quỹ bảo hiểm có thể nói là sự phát kiến vĩ đại của nhân loại, sau hàng trăm năm phát triển, nó vẫn khẳng định được giá trị của mình. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam không phải ai cũng hiểu được bản chất của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Từ đó có những định kiến, hiểu lầm không đáng có về bản chất của bảo hiểm. Qua bài viết này, em xin chia sẻ một chút những nhận định cá nhân về bảo hiểm nhân thọ, mọi người chia sẻ đóng góp thêm giúp em với ạ.
1. Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là quỹ phòng ngừa rủi ro của cộng đồng. Lấy ví dụ là quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm các loại bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… được đóng bởi người lao động và người sử dụng lao động. Quỹ này được thành lập với mục đích ngăn ngừa rủi ro cho người lao động trong những trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… trong cộng đồng những người đóng đó, ai có bị gì thì lấy số tiền từ quỹ bảo hiểm ra để chi trả cho người đó với tính chất cùng chia sẻ rủi ro cho người bị tai nạn, số tiền được hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với số tiền người lao động đóng vào, nó nhiều bởi vì đã có người khác chia sẻ rủi ro với bạn.
2. Bản chất của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ cũng tương tự vậy, khác ở chỗ thay vì do nhà nước quản lý, ở đây có một doanh nghiệp đứng ra thu và quản lý quỹ bảo hiểm cho mọi người tham gia đóng góp. Ví dụ, có 200 người tham gia quỹ bảo hiểm nhân thọ, mỗi người đóng 50 triệu, lúc này quỹ đã có tới 10 tỉ ở trong quỹ bảo hiểm. Số tiền này công ty bảo hiểm sẽ quản lý cho các anh chị, tùy thuộc vào hợp đồng mà công ty bảo hiểm mà các anh chị phải đóng theo tháng, theo quý, theo năm… tùy thỏa thuận và số tiền mỗi lần đóng cũng tùy thỏa thuận, miễn sao đủ số tiền các anh chị cam kết mua từ đầu là được. Và việc đóng vào quỹ bảo hiểm là NGHĨA VỤ của các anh chị để theo hợp đồng. Giả sử tháng đó không ai đến thu tiền của chị thì chị phải làm cách nào đó đóng cho bằng được, chứ không thể đổ lỗi cho công ty bảo hiểm không thu nên chị không đóng.
Số tiền bảo hiểm sẽ được duy trì và nếu có ai trong số những người đóng bị tai nạn hay ốm đau gì thì sẽ lấy tiền ra để chữa bệnh, chi trả cho người đó. Thường những người bị tai nạn hay rủi ro gì được bảo hiểm nhân thọ chi trả là được hưởng số tiền rất lớn, hàng chục thậm chí là hàng trăm lần so với số tiền mà họ đóng. Nhiều người bảo như vậy bảo hiểm sẽ lổ, nhưng yên tâm. Làm sao mà lổ được, họ làm ăn họ tính cả rồi, họ đã tính được xác suất phần trăm số người tai nạn và đã có tỉ lệ chi trả sao cho hợp lý cả đôi bên rồi. Làm ăn thì phải có lãi, đó là điều đương nhiên.
Các anh chị thử nghĩ xem, đóng 50 triệu mà không phải lo sợ bệnh tật, tai nạn, đau ốm… thì sướng quá còn gì. Rủi ro đã có những người khác gánh chung, đâu bao nhiêu đâu. Bản chất của việc mua bảo hiểm chính là mua sự yên tâm đó. Và đó cũng là lý do khiến người ta nhận định “bảo hiểm” chính là tinh hoa của nhân loại. Thứ nữa, bảo hiểm không phải là công ty tài chính, tổ chức tín dụng cho nên nhiều người đòi hỏi bỏ tiền mua bảo hiểm để được lãi suất cao. Vừa muốn được an tâm, vừa muốn tiền đẻ lãi cao? Làm gì có chuyện như vậy ở trên đời.
3. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ phải chú ý điều gì?
Chính vì như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội, các anh chị phải theo tới cùng chứ không có chuyện đóng vài năm rồi bỏ. Ai cũng bỏ như các anh chị thì rủi ro của cả cộng đồng ai gánh? Công ty bảo hiểm nó là nơi tổ chức quỹ chứ nó đâu phải là tổ chức từ thiện.
Vậy để tránh rủi ro khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, các anh chị cần phải lưu ý một số vấn đề như:
- Cần phải đọc kỹ hợp đồng, và phụ lục hợp đồng bảo hiểm. Bản chất hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm thường soạn sẵn cái hợp đồng, cào bằng tất cả. Chỉ để cái chỗ trống để điền thông tin khách hàng vào thôi. Chính vì vậy, tôi cam đoan là họ đã cài vào những điều khoản có lợi cho họ và bất lợi cho khách hàng. Cho nên các anh chị nên đọc kỹ trước khi kí, và tốt nhất với những hợp đồng bảo hiểm giá trị lớn thì nên nhờ luật sư review hợp đồng cho chắc ăn.
- Phải hiểu bản chất của bảo hiểm, nếu muốn tiền sinh lời thì tốt nhất đi mở sổ tiết kiệm, chơi hụi hay đầu tư kinh doanh… chứ không phải mua bảo hiểm.
- Phải tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ, không được bỏ giữa chừng, nhưng vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.
- Không được kỹ hợp đồng khi chưa biết trong hợp đồng có gì (trường này gặp rất nhiều ở các hợp đồng bảo hiểm), cần phải xem thời hạn đóng quy định ra sao, đóng trễ thì xử lý như thế nào, số tiền được hưởng, lãi suất… nói chung không được bỏ sót bất kì thứ gì.
Khi đảm bảo tường tận những điều trên thì mới nên đặt bút kí hợp đồng và giao tiền cho người ta. Sau này khỏi phải thắc mắc, chửi bới… Công ty bảo hiểm không phải là công ty lừa đảo, càng không phải là đa cấp bất chính. Mong các anh chị hiểu.