04 trường hợp doanh nghiệp được từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông

Chủ đề   RSS   
  • #614083 15/07/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    04 trường hợp doanh nghiệp được từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông

    Ngoài việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp viễn thông cũng có quyền được từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông đối với một số trường hợp đặc biệt nhằm hạn chế các rủi ro khi cung cấp dịch vụ viễn thông.

    04 trường hợp doanh nghiệp được từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông

    Căn cứ Điều 22 Luật Viễn Thông 2023 quy định doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:

    - Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;

    - Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;

    - Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;

    - Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Như vậy doanh nghiệp viễn thông có thể từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông nếu thuộc các trường hợp nêu trên.

    Bên cạnh đó doanh nghiệp viễn thông có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông trong các trường hợp sau đây:

    - Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;

    - Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;

     - Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Nguyên tắc cung cấp dịch vụ viễn thông

    Căn cứ Điều 20 Luật Viễn Thông 2023 quy định việc thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

    - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông hoặc thực hiện đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp được miễn đăng ký giấy phép viễn thông quy định tại Điều 42 của Luật Viễn Thông 2023.

    - Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông phải theo quy định của Luật này về kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.

    - Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    - Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn thông ra nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

    - Chính phủ quy định chi tiết việc phân loại dịch vụ viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông.

    Theo đó để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông thì doanh nghiệp viễn thông phải có giấy phép hoặc đăng ký cung cấp dịch vụ, tuân thủ quy định về kết nối, quản lý tài nguyên, tiêu chuẩn kỹ thuật, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông

    Căn cứ Điều 9 Luật Viễn Thông 2023 có 05 hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trong hoạt động viễn thông bao gồm:

    - Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

    - Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

    - Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật này.

    - Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

    Như vậy, theo quy định tại Luật Viễn Thông 2023 thì hiện nay có 04 trường hợp doanh nghiệp viễn thông được từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm:

    - Người sử dụng dịch vụ từng vi phạm hợp đồng đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông

    - Việc cung cấp dịch vụ viễn thông không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;

    - Người sử dụng dịch vụ bị từ chối cung cấp dịch vụ trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán.

    - Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

     
    102 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận