03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #498233 31/07/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Là vấn đề khá phổ biến, tôi có thể phân loại thành 03 trường hợp thường xuyên xảy ra để các bạn dễ hình dung

    1. Trong các vụ án tranh chấp về thừa kế

    Ví dụ về trường hợp tài sản thừa kế là Bất động sản

    Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

     Điều 102 BLDS 2015 quy định Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212:

    1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

    2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác

    Mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu nhưng nếu  không có công sức nuôi dưỡng, không có công sức quản lý, cải tạo đất nên không được hưởng quyền gì đối với  tài sản đó

    2. trong các vụ án Hôn nhân gia đình

    Luật Hôn nhân gia định 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn tại Khoản 2, Điều 59: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”.

    “Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. (Khoản 1 Điều 61)

     Về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về nguyên tắc tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

    3.  trong các vụ án khác.

     Đối với các vụ án đòi nhà đất cho ở nhờ thì nếu chấp nhận yêu cầu của chủ nhà thì ngoài việc chủ nhà phải thanh toán cho người ở nhờ tiền chi phí sửa sang nhà (nếu có việc sửa nhà và người cho ở nhờ không phản đối và hợp đồng cho ở nhờ không quy định) thì chủ nhà còn phải trả cho người ở nhờ khoản tiền công sức bảo quản, duy trì nhà ở (nếu có).

    Trong các vụ án đòi tài sản khác thì nếu người quản lý tài sản có công sức thì chủ sở hữu của tài sản cũng phải có trách nhiệm thanh toán cho người đang quản lý tài sản. (Nguồn tham khảo: Luật Dương Gia)

    Việc tính công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa trên các tiêu chí sau đây:

    Một là, trước hết phải xem xét về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản đó và quan hệ liên quan đến việc quản lý tài sản. Nếu như người thừa kế (do trước đó sống chung với người để lại di sản), người ở nhờ quản lý tài sản… thì tầm quan trọng trong việc quản lý tài sản sẽ khác với trường hợp người khác quản lý giúp tài sản; Phải xem xét nếu không có công sức của người quản lý, giữ gìn tài sản… thì tài sản đó có tồn tại hay không (nếu không có người đang quản lý tài sản thì có người khác quản lý tài sản không? Nếu không có người quản lý tài sản thì tài sản đó có bị thu hồi hay không? Có bị giảm giá trị hay không?…).

    Hai là: Giá trị của tài sản cũng là một tiêu chí để xem xét công sức cho người quản lý tài sản: Tài sản càng có giá trị cao thì trách nhiệm của người quản lý tài sản càng lớn. Công sức quản lý tài sản có giá trị cao phải cao hơn công sức quản lý tài sản có giá trị thấp (nếu cùng phải chi phí thời gian, sức lực…).

    Ba là: Quản lý tài sản yêu cầu trình độ chuyên môn cao, chi phí thời gian nhiều… phải được xem xét công sức cao hơn quản lý tài sản không yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc tốn ít thời gian…

     
    52914 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #553129   28/07/2020

    Những quy định về xác địhn công sức đóng góp tạo thành tài sản còn mang tính định tính, khó xác định sát sao. Mỗi trương hợp cụ thể lại mang tính chất khác nhau bởi các yếu tố của vụ việc đó tác động. Nên việc xác định công sức cần căng cứ vào thực tế hồ sơ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553785   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết khá hữu ích. Trên quan điểm cá nhân của mình, mình có những ý kiến xin chia sẻ như sau:

    Việc xác định công sức đóng góp của vợ hay chồng còn khá mơ hồ vì thực tế còn phải dựa vào bằng chứng có thực. Tuy nhiên, khi yêu nhau có ai mà lập bằng chứng chứng minh công sức đóng góp của mình đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #554109   31/07/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Thông thường thì lúc tình cảm vẫn còn thì việc đóng góp và xây dựng tài sản chung giữa vợ chồng ít ai giữ lại chứng từ hay hóa đơn gì cho sau này. Vì thế lúc ra tòa để chia tài sản họ không có chứng cứ chứng minh được sự đóng góp hơn của mình vào tài sản cả

     
    Báo quản trị |  
  • #555773   26/08/2020

    Thanhulaw94
    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Trên thực tế vấn đề này khi giải quyết tranh chấp tài sản chung vẫn còn nhiều bất cập trong khâu xác định công sức đóng góp bởi vì vấn đề giữa hai hoặc các bên với nhau thường là những mối quan hệ thân thích, ruột thịt nên khi nào rõ ràng trong vấn đề đóng góp. Nên có những quy định cũng như cách xác định càng chi tiết càng tốt và tránh việc người áp dụng pháp luật khó khăn trong việc xác định

     
    Báo quản trị |  
  • #555867   27/08/2020

    phải xem xét về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản đó và quan hệ liên quan đến việc quản lý tài sản. Nếu như người thừa kế (do trước đó sống chung với người để lại di sản), người ở nhờ quản lý tài sản… thì tầm quan trọng trong việc quản lý tài sản sẽ khác với trường hợp người khác quản lý giúp tài sản;

    Phải xem xét nếu không có công sức của người quản lý, giữ gìn tài sản… thì tài sản đó có tồn tại hay không (nếu không có người đang quản lý tài sản thì có người khác quản lý tài sản không? Nếu không có người quản lý tài sản thì tài sản đó có bị thu hồi hay không? Có bị giảm giá trị hay không?…).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #556718   31/08/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Các trường hợp này về mặt văn bản thì rất hợp lý, logic. Tuy nhiên để áp dụng thực tế thì đó là cả một vấn đề. Công sức đóng góp từng ngày, từng năm, không thể phân chia rõ trong một (một vài phiên tòa) là được. Do đó, vấn đề phân chia này cũng chưa thật sự hiệu quả và đúng với thực tế đóng góp công sức của vợ, chồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #557013   31/08/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích. Để xác định được công sức đóng góp trong việc phân chia tài sản hiện tại cũng không có văn bản nào quy định cụ thể. Tuy nhiên quy định trên cũng củng cố niềm tin hơn đối với người dân về pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558119   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Việc xác định công sức đóng góp để tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thực tế cho thấy, việc xác định này còn mang tính chủ quan và nhiều lúc còn không công bằng. Không lẽ trong quan hệ hôn nhân thì hai bên vợ chồng lúc nào cũng ghi nhận lại công sức của mình qua quá trình lao động bằng các văn bản thoả thuận với nhau chẳng hạn. Rất dễ để làm sứt mẻ tình cảm và việc dẫn đến ly hôn là điều khó tránh. Do đó, lúc xem xét để xác định vấn đề này, Tòa cần thu thập chứng cứ chứng minh từ nhiều phía, nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, cũng cần xét đến hoàn cảnh riêng của vợ/chồng để có thể đưa ra kết luận cuối cùng hợp tình, hợp lý, đảm bảo quyền cho cả hai bên.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558998   28/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Trong một số trường hợp cụ thể thì phải xem xét đến chuyện công sức đóng góp khi chia tài sản thuộc sở hữu chung. Điều này được cho là phù hợp bởi không có chuyện một người không đóng góp gì mà cũng được phần tài sản như những người khác. Tùy trường hợp cụ thể mà có những quy định khác nhau để giải quyết vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #559369   30/09/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Của chồng công vợ, nhưng khi ly hôn thì ai cũng muốn phần hơn. Về vấn đề các trường hợp chứng minh công sức đóng góp trong hôn nhân mà bạn đưa ra khá là đầy đủ tuy nhiên đây chỉ là mặt lý thuyết còn trên thực tế thì theo mình việc chứng minh này là rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #559703   30/09/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Rất cảm ơn về phần liệt kê của bạn, có thể bạn đã đúc kết trong quá trình nghiên cứu, theo mình trong 03 trường hợp kể trên thì phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sau khi đã chấm dứt quan hệ vợ chồng là một vấn đề khó nhất khi xem xét đến yếu tố công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập tài sản chung.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #561022   26/10/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Trong mối quan hệ hôn nhân, khi còn tốt đẹp thì hai bên ít khi nào quan tâm đến công sức đóng góp của đối phương cả vì vấn đề này có thể gây hại đến mối quan hệ hôn nhân, làm sức mẻ tình cảm. Khi có chuyển xảy ra dẫn đến việc ly hôn, việc xác định công sức đóng góp để chia tài sản quả thật là một bài toán nan giải.

     
    Báo quản trị |  
  • #561246   28/10/2020

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Mình thấy đa số các tranh chấp liên quan đến tài sản đều tốn công sức và thời gian để giải quyết mặc dù pháp luật có quy định khá rõ ràng. Lúc vui vẻ thì không nói, tới lúc đã có tranh chấp, mà nhất là động đến tiền bạc thì ai chẳng muốn giành phần hơn. Nếu dựa vào công sức đóng góp thì nói suông đâu được, phải có giấy tờ chứng minh thì may ra mới hợp tình hợp lý.

    Cập nhật bởi nguyenphuong2804 ngày 29/10/2020 07:52:55 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #561424   29/10/2020

    Công sức đóng góp khi phân chia tài sản cần rõ ràng rành mạch. Mọi người khi sống chung đều có công sức đóng góp từ vô hình đến hữu hình nếu không có quy định rõ ràng thì dẫn tới thiệt thòi xã hội. Quy định cần triệt để giải quyết vấn đề này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #563174   23/11/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo mình thì việc xác định công sức đóng góp hiện nay còn mang tính chủ quan, chưa nhất quán, cảm tính nhiều. Đối với giá trị tài sản nhỏ thì không nói, đằng này cả khối gia tài kếch sù như vụ ly hôn của cà phê Trung Nguyên, kiện lên kiện xuống nhiều năm nhưng vì không đủ tài liệu, chứng cứ kê khai cũng như xác định công sức đóng góp vào khối tài sản này nên hiện nay vẫn là bài toán nan giải cho tòa án.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #563784   29/11/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Về việc xác định công sức đóng góp khi chia tài sản, đặc biệt là trong ly hôn. Nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn thường tranh chấp tài sản vì vấn đề góp công, góp sức xây dựng trong quá trình hôn nhân. Xin phép được chia sẽ của tác giả

     
    Báo quản trị |  
  • #563791   29/11/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Tóm lại công sức đóng góp của vợ, chồng được hiểu như sau:
     
    - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
     
    - Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm.
     
    - Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #563821   29/11/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề 03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản nêu trên, theo mình thấy việc xác định công sức đóng góp khi chia tài sản là rất khó, vì chỉ có thể đưa ra những đóng góp mà ghi nhận được trên giấy tờ, tiền bạc có phiếu chi, giấy tờ xác định của ngân hàng,... còn về thời gian hay không có hóa đơn, giấy tờ thì sẽ bị bỏ qua.

     
    Báo quản trị |  
  • #564195   30/11/2020

    Xác định công sức đóng góp một cách công bằng mình bạch sẽ làm điều kiện để các bên hiểu rõ giá trị của nhau trong gia đình. Không ai là không đóng góp xây dựng gia đình mà họ đóng góp cả về nhữn thứ gọi là tài sản vô hình và hữu hình không thể chối cãi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565627   29/12/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Cảm ơn bài chia sẽ của bạn, mình thấy hiện nay có nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn họ bắt đầu chứng minh việc đóng góp công sức khi tạo dựng tài sản trong thời kỳ hôn nhân rất khó khăn. Người ta hay nói của chồng công vợ mà. 
     
     
    Báo quản trị |