03 trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #563606 28/11/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    03 trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính

    tam giữ theo thủ tục hành chính

    Tạm giữ người theo thủ tục Hành chính - Ảnh minh họa

    Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người không có quyết định bằng văn bản.

    Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2013/NĐ-CP) quy định rõ về các trường hợp được phép tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

    Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

    Thứ nhất, khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi sau Gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

    Thứ hai, khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp sau mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm:

    - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

    - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có Điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa;

    - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

    - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp theo quy định của pháp luật;

    - Nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng;

    - Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Vận chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Thứ ba, người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính khi có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình; hoặc khi người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm. (Điều 12 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).

     

    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 28/11/2020 11:56:41 SA
     
    1580 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2020) thienhuyendl (28/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận