03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #601249 31/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước

    Ngày 28/3/2023 UBTVQH ban hành Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 Ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Tổng Thư ký Quốc hội, UBDT, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH.
     
    Theo đó, 03 trường hợp sau đây UBTVQH sẽ quyết định giải mật bí mật nhà nước:
     
    03-truong-hop-quoc-hoi-se-thuc-hien-giai-mat-bi-mat-nha-nuoc
     
    (1) Bí mật nhà nước sẽ đương nhiên được giải mật
     
    -  Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật.
     
    - Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị.
     
    - Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan ban hành văn bản giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
     
    (2) Giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
     
    Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau:
     
    - Thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
     
    - Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định.
     
    - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quổc hội, các cơ quan thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định.
     
    - Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.
     
    (3) Giải mật một phần bí mật nhà nước
     
    Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật. Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải đóng dấu giải mật trên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước.
     
    Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. 
     
    Đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, UBTVQH, căn cứ quyết định giải mật của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
     
    Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
     
    Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như sau:
     
    - Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
     
    - Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
     
    - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan;
     
    - Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định;
     
    - Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan.
     
    Xem thêm Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có hiệu lực ngày 28/3/2023.
     
    214 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (10/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601431   31/03/2023

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (441)
    Số điểm: 3804
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    03 trường hợp Quốc hội sẽ thực hiện giải mật bí mật nhà nước

    Cảm ơn thông tin chia sẻ rất thú vị từ bạn. Sau khi đọc bài viết từ bạn mình vẫn có thắc mắc, không rõ đối với văn bản mật nếu hết thời hạn bảo mật mà không được giải mật thì có được xem là văn bản mật nữa hay không? Và nếu không thực hiện giải mật văn bản thì có vi phạm không? 

     
    Báo quản trị |