03 giải đáp giúp hiểu rõ những tranh cãi về vụ kiện "Thần Đồng đất Việt"

Chủ đề   RSS   
  • #510794 25/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    03 giải đáp giúp hiểu rõ những tranh cãi về vụ kiện "Thần Đồng đất Việt"

    1. Thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án  cấp nào?

    Tác giả nộp đơn khởi kiện lần đầu tại TAND Tp. HCM, hồ sơ đã được thụ lý tuy nhiên sau đó vụ án đã phải chuyển về TAND Quận 1 vì lý do không đúng thẩm quyền xét xử. Với những vấn đề phát sinh này cần phải làm rõ, thời điểm tác giả khởi kiện áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

    Theo đó, căn cứ Khoản 2 Điều 29 và Điểm b Khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh. Tuy nhiên vướng mắc xảy ra lại xuất phát từ việc xác định nội dung tranh chấp. Tại thời điểm đó, Tòa kinh tế - TAND TP HCM xác định đây là tranh chấp kinh doanh thương mại và thuộc thẩm quyền của mình, tuy nhiên TAND quận 1 lại xác định đây là tranh chấp dân sự đơn thuần nên không thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế. Sau nhiều tranh luận thì hồ sơ cũng phải trả về cho TAND quận 1 giải quyết.

    Như vậy, nếu như xác định đây là tranh chấp kinh doanh thương mại thì theo pháp luật tố tụng cũ thẩm quyền thuộc Tòa cấp tỉnh. Cũng với nội dung tương tự tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, căn cứ vào Khoản 2 Điều 30, Điểm b Khoản 1 Điều 35 và Điểm a Khoản 1 Điều 47 thì thẩm quyền giải quyết vụ án này cũng thuộc về Tòa cấp tỉnh.

    Như vậy, về thẩm quyền xét xử của Tòa phát sinh những tranh cãi là do cách xác định nội dung, bản chất của tranh chấp chưa có sự thống nhất. Cá nhân mình cũng nghiêng về việc coi đây là tranh chấp kinh doanh thương mại chứ không phải là tranh chấp dân sự đơn thuần.

    2. Thời gian tối đa của một vụ án dân sự là bao lâu?

    Trong thực tế của vụ tranh chấp này, TAND quận 1 đã xác định là tranh chấp dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, như vậy thời hạn tối đa để chuẩn bị xét xử là 04 tháng (Điểm a Khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Điểm a Khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đều quy định tương tự).

    Trong trường hợp vụ án phức tạp, gặp điều kiện bất khả kháng thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

    Như vậy, một tranh chấp dân sự thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, tuy nhiên vụ án kể trên kéo dài 12 năm mới được đưa ra xét xử mà không hề có quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ nào, rõ ràng đã có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong vụ án này.

    3. Nội dung tranh chấp là gì?

    Đương nhiên là tranh chấp quyền tác giả với bộ truyền Thần đồng Đất Việt. Tuy nhiên cụ thể tranh chấp những gì trong đó thì mình xin tóm tắt lại theo lời kể một phía từ tác giả.

    Đó là việc tác giả có ký môt hợp đồng cộng tác với một công ty đầu tư làm truyện tranh vào thời điểm 2001, sau đó tác giả dùng toàn bộ thời gian, công sức… để sáng tác nên bộ truyện này. Đến năm 2006 tranh chấp phát sinh và tác giả chấm dứt hợp đồng với công ty kia và quyết định khởi kiện vì công ty này đã cho người chép lại tranh của tác giả lên các ấn phẩm khác.

    Trên giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, theo lời tác giả của bộ truyện kể là có cả tên của bà Hạnh (đại diện pháp luật của doanh nghiệp) và tên tác giả.

    Tác giả quyết định khởi kiện vì cho rằng doanh nghiệp kia không có quyền chép tranh của tác giả, và quyền tác giả đối với bộ truyện này hoàn toàn thuộc về tác giả chứ doanh nghiệp “cộng tác” không có quyền gì.

    Không thể kết luận đúng – sai chỉ dựa vào những lời kể từ một phía mà không cầm hồ sơ vụ án, không hợp hợp đồng “cộng tác” của tác giả trên tay. Theo lời tác giả thì hai bên chỉ ký hợp đồng cộng tác và tác giả đầu tư toàn bộ cho bộ truyện tranh chứ phía doanh nghiệp không có đầu tư gì đê làm nên bộ truyện đó, đương nhiên thực tế ra sao chúng ta còn phải đợi.

    Còn dựa trên mặt quy định chỉ có thể thấy rằng, nếu có căn cứ xác định hợp đồng giữa tác giả và doanh nghiệp kia là hợp đồng công việc, và có sự giao nhiệm vụ sáng tác truyện thì doanh nghiệp kia chính là chủ sở hữu của bộ truyện đó, người sáng tác bộ truyện này chỉ có quyền nhân thân theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

    Câu trả lời cuối cùng ai đúng ai sai và nội dung vụ án chính xác là như thế nào, chúng ta cần đợi kết luận cuối cùng của Tòa bằng một bản án chính thức có hiệu lực.

     

    Đây là chữ ký

     
    2601 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    GHLAW (26/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận