03 điểm nổi bật của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật

Chủ đề   RSS   
  • #613075 21/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    03 điểm nổi bật của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật

    Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.

    Dưới đây là 03 điểm nổi bật của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật

    Trong xã hội hiện đại, việc đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ phát triển cho người khuyết tật là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia. Việc xây dựng và hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật không chỉ góp phần thúc đẩy quyền bình đẳng trong giáo dục mà còn tạo điều kiện tốt nhất để họ phát triển toàn diện.

    Người khuyết tật cần được tiếp cận với giáo dục chất lượng và phù hợp để phát triển khả năng của mình. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục hiện tại còn nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đặc biệt của họ. 

    Do đó, việc xây dựng một quy chế tổ chức và hoạt động dành riêng cho các trường, lớp dành cho người khuyết tật là rất cần thiết.

    Theo dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật sẽ được áp dụng đối với các trường, lớp dành cho người khuyết tật (tương ứng gọi là Trường chuyên biệt, Lớp chuyên biệt) và tổ chức, cá nhân có liên quan.

    (1) Các điểm cần lưu ý khi đặt tên trường chuyên biệt

    Theo Điều 4 dự thảo quy định về việc đặt tên trường chuyên biệt bao gồm:

    - Việc đặt tên Trường chuyên biệt phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu lầm, tránh tạo ra tâm lý phân biệt đối xử; không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trường; bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 

    - Tên Trường chuyên biệt được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và giấy tờ giao dịch của Trường. 

    - Biển tên Trường chuyên biệt ghi những nội dung sau: 

    + Góc phía trên, bên trái 

    Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh. 

    Dòng thứ hai: Cơ quan chủ quản. 

    + Ở giữa ghi tên Trường chuyên biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 4

    + Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trường chuyên biệt. 

    - Các quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 ở Điều 4 áp dụng cho các Trường chuyên biệt được thành lập mới hoặc được tổ chức lại khi dự thảo có hiệu lực thi hành. 

    - Tên các Lớp chuyên biệt được đặt một cách phù hợp, tránh tạo ra tâm lý phân biệt đối xử và do hiệu trưởng nhà trường có Lớp chuyên biệt quyết định. 

    Bài được viết theo dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/21/du-thao-thong-tu-3436839.pdf

    (2) Mỗi lớp trường chuyên biệt không quá 12 học sinh

    Căn cứ Điều 11 dự thảo đề cập đến lớp học Trường chuyên biệt như sau:

    - Căn cứ vào lứa tuổi, nhu cầu học tập và năng lực học tập của học sinh khuyết tật và khả năng đáp ứng của nhà trường, học sinh khuyết tật trong Trường chuyên biệt được phân chia phù hợp vào các lớp học. 

    - Mỗi lớp học sinh trong Trường chuyên biệt, mỗi Lớp chuyên biệt có không quá 12 học sinh. 

    (3) Chương trình giảng dạy và sách giáo khoa của Trường chuyên biệt

    -  Chương trình giảng dạy và kế hoạch giáo dục

    + Trường chuyên biệt tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. 

    Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng trên cơ sở kế hoạch dạy và học của các lớp học trong Trường chuyên biệt và thực hiện như các quy định theo các cấp học và loại hình trường tương ứng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

    + Trên cơ sở nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh, giáo viên đánh giá xác định các nội dung học tập của học sinh khuyết tật trong kế hoạch giáo dục cá nhân. 

    Trên cơ sở nội dung học tập đối với cá nhân học sinh khuyết tật, Trường chuyên biệt sắp xếp lớp học và tổ chức xây dựng các nội dung và kế hoạch dạy học và giáo dục của từng lớp học. 

    + Nội dung dạy học và giáo dục của lớp học được xây dựng trên cơ sở các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù và nội dung được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và phù hợp với khả năng, nhu cầu của cá nhân học sinh khuyết tật trong lớp học. 

    + Học sinh khuyết tật được học phù hợp với khả năng và nhu cầu. Một số môn học/hoạt động giáo dục quy định trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có thể được miễn giảm, một số môn học/hoạt động giáo dục được giảm bớt nội dung và không nhất thiết phải theo đúng nội dung chương trình môn học/hoạt động giáo dục của khối lớp mà học sinh đó đang theo học. 

    Hiệu trưởng quyết định việc miễn giảm môn học/hoạt động giáo dục, các nội dung được giảm bớt cũng như nội dung môn học/hoạt động học sinh sẽ học tập được ghi trong kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh. 

    + Nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được nhà trường tổ chức xây dựng và bảo đảm ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần, phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh; đối với học sinh khuyết tật, đặc biệt các học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nếu đã tự bảo đảm được các yêu cầu cơ bản tự phục vụ cá nhân: Hiệu trưởng Trường chuyên biệt có thể quyết định giảm bớt thời gian học tập các nội dung kỹ năng đặc thù trên cơ sở đề xuất của giáo viên và tổ chuyên môn. 

    + Căn cứ vào nhu cầu giáo dục của học sinh, Trường chuyên biệt có thể bố trí thêm các giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân cho học sinh khuyết tật. 

    + Giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên, nhân viên hỗ trợ có liên quan cùng phối hợp để xây dựng nội dung giáo dục và học tập trong kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh khuyết tật. 

    - Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 

    + Trường chuyên biệt sử dụng sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục trong danh mục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

    + Đối với học sinh khuyết tật nhìn, nếu không thể sử dụng được bản chữ in thì được sử dụng bản chữ nổi Braille của sách giáo khoa. 

    + Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các nội dung trong sách giáo khoa trên cơ sở nội dung dạy học được xác định trong kế hoạch giáo dục cá nhân. 

    + Nhà trường lựa chọn, trang bị xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục phù hợp với nhu cầu dạy và học đối với học sinh khuyết tật. Hiệu trưởng nhà trưởng căn cứ vào các quy định để triển khai thực hiện theo đúng các quy định. 

    Tóm lại, dự thảo trên đây là 03 điểm nổi bật của dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật bao gồm các điểm cần lưu ý khi đặt, đảm bảo sĩ số lớp, chương trình và sách giáo khoa dạy học của Trường chuyên biệt.

    Bài được viết theo dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/21/du-thao-thong-tu-3436839.pdf

     
    917 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (23/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận