Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế cho chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Dưới đây là 03 điểm của Dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
(1) Thay đổi tên các tài khoản kế toán
So với Điều 126 Thông tư 200/2014/TT-BTC, theo Điều 30 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp sửa đổi các tên tài khoản như sau:
- Doanh nghiệp căn cứ vào số dư TK 242 - Chi phí trả trước để chuyển sang TK 242 - Chi phí chờ phân bổ.
- Doanh nghiệp căn cứ vào số dư TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược để chuyển sang TK 244 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược.
- Doanh nghiệp căn cứ vào số dư TK 337 - Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng để chuyển sang TK 337 - Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng.
(2) Sửa đổi, bổ sung cách phân loại tài sản và nợ phải trả
So với nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục tại khoản 4 Điều 102 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, theo Điều 21 dự thảo đã đề xuất phân loại như sau:
- Một tài sản được phân loại là ngắn hạn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp dự kiến thu hồi tài sản hoặc dự tính bán hay sử dụng tài sản đó trong thời hạn 12 tháng hay trong một chu kỳ kinh doanh thông thường kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Doanh nghiệp nắm giữ tài sản đó chủ yếu cho mục đích thương mại.
+ Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền, trừ khi các tài sản này bị cấm trao đổi hoặc không được sử dụng để thanh toán cho một nghĩa vụ nợ phải trả trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Một khoản nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả hoặc khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong thời hạn 12 tháng hay trong một chu kỳ kinh doanh thông thường kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
+ Doanh nghiệp nắm giữ khoản nợ phải trả chủ yếu vì mục đích kinh doanh.
+ Doanh nghiệp không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán khoản nợ phải trả (kể cả trường hợp theo quyền chọn của bên đối tác, khoản nợ phải trả sẽ được doanh nghiệp thanh toán bằng cách phát hành các công cụ vốn) trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Những tài sản không được phân loại là ngắn hạn theo hướng dẫn tại khoản 4.1 Điều này thì được phân loại là dài hạn. Những khoản nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn theo hướng dẫn tại khoản 4.2 Điều này thì được phân loại là dài hạn.
- Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn trong kỳ trước thành tài sản và nợ phải trả ngắn hạn trong kỳ này nếu kể từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán, các tài sản hoặc nợ phải trả đó thoả mãn điều kiện là tài sản ngắn hạn hoặc nợ phải trả ngắn hạn theo quy định tại khoản 4.1 và 4.2.
Bài được viết theo dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp (dự thảo lần 02):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/du_thao_tt_thay_the_tt_200_20240606110452.pdf
Xem và tải phụ lục I ban hành kèm theo dự thảo lần 02:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/phu_luc_1_he_thong_tk_ke_toan_dn_20240605142531.pdf
(3) Bổ sung thêm tài khoản loại 0
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì bảng hệ thống tài khoản doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm 76 tài khoản cấp 1 và không có tài khoản loại 0 - Tài khoản ngoài bảng.
Hệ thống tài khoản kế toán tại Việt Nam bao gồm 9 loại, cụ thể:
Loại 1, 2: Loại tài khoản tài sản
Loại 3, 4: Loại tài khoản nguồn vốn
Loại 5, 7: Loại tài khoản doanh thu, thu nhập khác (tài khoản trung gian)
Loại 6, 8: Loại tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác (tài khoản trung gian)
Loại 9: Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh (tài khoản trung gian)
Tuy nhiên, căn cứ theo phụ lục I của dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp đã đề xuất thêm tài khoản loại 0 - Tài khoản ngoài bảng. Cụ thể như sau:
Số hiệu tài khoản
|
Tên tài khoản
|
001
|
Tài sản thuê ngoài
|
002
|
Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công
|
003
|
Tài sản mang đi cầm cố
|
004
|
Nợ khó đòi đã xử lý
|
005
|
Lãi trả chậm, trả góp khi mua tài sản
|
006
|
Lãi trả chậm, trả góp khi bán tài sản
|
007
|
Ngoại tệ các loại và kim khí quý, đá quý
|
Tóm lại, trên đây là 03 điểm nổi bật của dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp. Dự kiến dự thảo có hiệu lực vào ngày 01/01/2025 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2025.
Bài được viết theo dự thảo Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp (dự thảo lần 02):https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/du_thao_tt_thay_the_tt_200_20240606110452.pdf
Xem và tải phụ lục I ban hành kèm theo dự thảo lần 02:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/14/phu_luc_1_he_thong_tk_ke_toan_dn_20240605142531.pdf