03 bước xác định thẩm quyền của tòa án trong vụ việc dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #506212 31/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    03 bước xác định thẩm quyền của tòa án trong vụ việc dân sự

    Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là luôn là bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất khi tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp(vụ án) hoặc yêu cầu (vụ việc) tại tòa án.

    Dưới đây là 03 bước giúp bạn xác định thẩm đúng quyền của tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015

    Bước thứ nhất: XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CHUNG

    Xác định đây là vụ án hay việc dân sự và có thuộc thẩm quyền của tòa án hay không, bạn cần

    - Xem xét nội dung vụ việc này có tranh chấp hay không hay đơn giản chỉ là yêu cầu?

    -Tiếp theo xác định nó thuộc lĩnh vự gì?

    - Được quy định tại điều luật cụ thể nào trong Bộ luật?

    - Và có thuộc trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật chuyên ngành hay không?

    Ví dụ ngoại lệ: Trong trường hợp nội dung hợp đồng thương mại có sự thỏa thuận về lựa trọn giải quyết tranh chấp tại cả tòa án và trọng tài thương mại, thì nếu đang giải quyết tại trọng tài thương mại thì tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết tranh chấp này.

    Nếu kết quả bạn tìm được vụ việc này được quy định cụ thể tại một trong những điều luật dưới đây tức suy luận rằng vụ việc này thuộc thẩm quyền chung của Tòa án (tức Tòa án có quyền giải quyết chứ không phải một chủ thể nào khác)

     VỤ VIỆC DÂN SỰ

    Lĩnh vực dân sự

    Lĩnh vực hôn nhân và gia đình

    Lĩnh vực kinh doanh thương mại

    Lĩnh vực lao động

    Vụ án dân sự

    Điều 26

    Điều 28

    Điều 30

    Điều 32

    Việc dân sự

    Điều 27

    Điều 29

    Điều 31

    Điều 33

     

    Bước thứ hai:  XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO CẤP

    Xác định vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp nào?

    Căn cứ vào các điều luật 35 – 38 BLTTDS 2015 để xem xét đây sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    CẦN LƯU Ý:

    - Đối với một số tranh chấp, yêu cầu nhất định (khoản 1 và khoản 2 Điều  35) theo nguyên tắc bình thường sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa huyện. Tuy nhiên, nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; trừ trường hợp sau:

    “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.” – Tức mặc dù đây là vụ việc có yếu tố nước ngoài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa huyện.

     

    Bước thứ ba: XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN THEO LÃNH THỔ

    Có thể xác định theo thứ tự sau:

    Trường hợp 1: Trong trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.

    - Trường hợp 2: Các đương sự có quyền tự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn.

    Ví dụ: Anh A (cư trú tại quận 1, Tp.HCM ) khởi kiện anh B (cư trú tại quận 2, Tp.HCM) về việc tranh chấp giao nhà khi đến hạn. Trường hợp này các bên có thể thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp thực hiện tại tòa án nhân dân quận1. Lúc này tòa án nhân dân quận 1 sẽ có thẩm quyền xét xử.

    Lưu ý: cần lưu ý đến một số ngoại lệ khác tại Điều 40 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015.

    Theo đó, nguyên đơn có quyền tự mình lựa chọn Tòa án trong 1 số trường hợp đặc biệt.

    -Trường hợp thứ 3: Trong trường hợp đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án theo Điều 40 thì trường hợp này Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.

    Kết luận: Tổng kết lại 03 bước trên bạn sẽ xác định được vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cụ thể nào. Từ đây, làm căn cứ giúp bạn thực các khâu tiếp theo trong việc nộp đơn khởi kiện vụ án một cách chính xác, không tốn thời gian phải chuyển đơn trong trường hợp xác định sai thẩm quyền của Tòa án.

     

     
    51561 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    nguyenbinh2002 (27/08/2022) dohamdien (28/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận