Xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp!

Chủ đề   RSS   
  • #428698 22/06/2016

    tual

    Sơ sinh


    Tham gia:22/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp!

    Luật sư cho hỏi một vấn đề mà địa phương chúng tôi đang vướng mắc vì nhiều quan điểm xử lý khác nhau:

    - Hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp hoặc phá rừng để trồng cây keo nguyên liệu giấy không xác định được đối tượng vi phạm, địa phương không ban hành các quyết định hành chính để xử lý mà lập kế hoạch huy động lực lượng các ngành, đoàn thể của huyện tập trung phá bỏ: Việc làm này có căn cứ pháp luật hay không?

    - Cây keo nguyên liệu giấy trồng trái phép trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, khi bị phát hiện có được coi là tang vật vi phạm hành chính hay không? Biện pháp hủy bỏ (chặt bỏ hoặc nhổ bỏ tùy theo loại cây lớn hay nhỏ) loại cây này mà không tịch thu, định giá, sung công quỷ nhà nước thì có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì đó là vi phạm gì, quy định ở văn bản quy phạm pháp luật nào?

    Rất mong được luật sư và các bạn có chuyên môn sâu về lĩnh vực này giải đáp!

     
    17144 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449041   08/03/2017

           Chào bạn! Dựa vào những thông tin bạn cung cấp tôi xin có một số góp ý như sau:

           1. Việc xử lý vi phạm hành chính mà không ban hành quyết định xử phạt khi không xác định được đối tượng vi phạm là có căn cứ pháp luật. Căn cứ theo điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

          “Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

           1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

             […]

            b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

            […]

         2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

         Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.”

           2. Bạn băn khoăn về vấn đề có được chặt bỏ cây keo nguyên liệu giấy trồng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Trước hết phải xác định đúng hành vi vi phạm mới xác định đúng biện pháp xử lý cũng như biện pháp khắc phục hậu quả. Trong vụ việc trên, có các hành vi: phá rừng trái pháp luật căn cứ điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

            “Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

            Người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

          1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.

    b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.

    c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.

    d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2.

          2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.

          3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 1.000 m2 đến 2.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 800 m2 đến 1.500 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 300 m2 đến 500 m2.

          4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

           5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

           6. Hình thức xử phạt bổ sung

             Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

          7. Biện pháp khắc phục hậu quả

          Buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b, c, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính; Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.”

           Hành vi lấn, chiếm rừng quy định tại điều 8 Nghị định 157/2013/NĐ-CP 

           “Điều 8. Lấn, chiếm rừng

          Người có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng khác, của Nhà nước bị xử phạt như sau:

         1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích bị lấn, chiếm dưới 20.000 m2.

    b) Rừng sản xuất dưới 6.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ dưới 5.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng dưới 4.000 m2.

          2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích bị lấn, chiếm từ trên 20.000 mđến 30.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 6.000 m2 đến 10.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 5.000 m2 đến 7.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 4.000 m2 đến 5.000 m2.

          3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích bị lấn, chiếm từ trên 30.000 mđến 50.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 7.000 m2 đến 15.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 5.000 m2 đến 10.000 m2.

         4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c, diện tích bị lấn, chiếm trên 50.000 m2.

    b) Rừng sản xuất từ trên 20.000 m2.

    c) Rừng phòng hộ từ trên 15.000 m2.

    d) Rừng đặc dụng từ trên 10.000 m2.

           5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

             Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này đối với hành vi quy định tại Khản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

           6. Người có hành vi lấn, chiếm đất lâm nghiệp xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai.”

             Tuy nhiên do không xác định được đối tượng vi phạm nên ta sẽ chỉ xem xét đến biện pháp khắc phục hậu quả và chủ thể có thẩm quyền “có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.”

              Cây keo trồng chưa thành rừng hoặc thành rừng chăn nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c là biểu hiện của hành vi vi phạm. Nên cây keo nguyên liệu sản xuất giấy là công cụ, thông qua đó người vi phạm thực hiện hành vi lấn chiếm của mình. Căn cứ vào danh mục tang vật quy định tại Điều 3 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.

              “Điều 3. Giải thích từ ngữ

               Trong nghị định này một số thuật ngữ được hiểu như sau:

               […]

              2. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật, động vật, vi sinh vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng)

              6. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

              a) Lâm sản khai thác, mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh trái quy định pháp luật.

                  b) Công cụ, đồ vật sử dụng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

                 c) Phương tiện gồm: Các loại xe cơ giới đường bộ, xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ, súc vật, tàu thủy, ca – nô, thuyền, các phương tiện khác được sử dụng vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

                  […]”

                 Trong trường hợp này, chính quyền địa phương cần phải lập biên bản vi phạm hành chính (ghi rõ không xác định được đối tượng vi phạm) nêu cách thức xử lý tang vật vi phạm hành chính. Căn cứ vào Điều 82 LXLVPHC 2012.

              “Điều 82. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

            1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:

            a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

           b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;

           c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

         d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;

         đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

         Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;

          e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

         2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

          a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

         b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.

         3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

          4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

          Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.”

          Theo thủ tục, cơ quan có thẩm quyền có thể không ra quyết định nhưng phải lập biên bản, nếu không lập biên bản thì đã vi phạm quy định về xử phạt vi phạm hành chính. 

          Trong tường hợp này chính quyền địa phương nên kết hợp xem xét cùng chủ rừng bị xâm chiếm đất, xác định tình trạng và xem xét dựa trên kế hoạch đã được giao cũng như trách nhiệm của các bên đã được quy định rõ trong Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 để tìm ra biện pháp, chứ không nên chặt bỏ ngay khi phát hiện.

           Hiện tại, do các thông tin bạn cung cấp còn hạn chế, nên tôi chỉ trả lời sơ bộ cho bạn như vậy. Để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể.

            Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Hương Giang.

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |