Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #453087 06/05/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    Hồi giờ mình cứ tưởng người già với người cao tuổi là một, nhưng mà hôm nay nghiên cứu các văn bản pháp luật thì quả thật không phải vậy các bạn ạ.

    Vì thế mà hôm nay mình muốn chia sẻ cho các bạn để không còn bị nhầm lẫn như mình trước giờ:

    Trong Bộ luật hình sự 1999 (mình nói đến Bộ luật hình sự 1999 vì hiện nay vẫn còn áp dụng) có nhắc đến các vấn đề như “người phạm tội là người già được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” hay “phạm tội với người già là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”…

    Nhưng đi tìm hiểu thì người già được nhắc đến trong Bộ luật hình sự 1999 được hiểu là người từ 70 tuổi trở lên (theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP)

    Đến khi Bộ luật hình sự 2015 được ban hành thì đã nới độ tuổi của người già là người từ đủ 75 tuổi trở lên.

    Trong khi đó, người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi 2009.

    Do vậy, nếu có ai đó nói với bạn người già là người cao tuổi thì không hoàn toàn đúng đâu nhé bạn:

     
    77328 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #471876   23/10/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Nếu không đọc bài so sánh này chắc mình vẫn suy nghĩ người cao tuổi và người già là một. Cám ơn Shin đã chia sẻ vấn đề này để mọi người thêm chú ý.

     
    Báo quản trị |  
  • #472573   27/10/2017

    danghaa_
    danghaa_

    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Bây giờ mình mới biết người già với người cao tuổi là khác nhau. Một phần do từ ngữ Việt Nam khá là đa dạng, hai là cách sử dụng từ ngữ của nhà làm luật không thống nhất. Điều này dễ gây hiểu nhầm cho những người không am hiểu chuyên sâu về luật. Bài viết của bạn giải đáp khúc mắc cho những người như mình
     
    Báo quản trị |  
  • #485806   28/02/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Có một số bạn vẫn hay có một số suy nghĩ nhầm lẫn đối với một số đối tượng là người lớn tuổi như: “người cao tuổi” với “người già” là một, hay người cao tuổi với “người lao động cao tuổi” là giống nhau ….

    Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta chỉ đề cập đến khái niệm “người cao tuổi” tại Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009; Luật lao động năm 2012 có quy định một chế định riêng đối với “người lao động cao tuổi”.

    Riêng về “người già, người già yếu, người quá già yếu” thì chỉ có Bộ luật hình sự 2015 đề cập đến (từ BHHS 1999) nhưng Bộ luật hình sự 2015 lại không hề có bất kỳ một giải thích khái niệm nào mà chúng ta chỉ biết dựa vào một số Nghị định hướng dẫn của BLHS 1999 có nêu ra quy định về vấn đề này. Sau đây mình xin tổng hợp một số quy định về các đối tượng trên để các bạn có thể hiểu rõ hơn và phân biệt được các đối tượng theo quy định pháp lý hiện hành là như thế nào.


     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #485820   28/02/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Như vậy là địa vị pháp lý người già và người cao tuổi khác nhau đó chứ. Vì vậy, nếu dùng từ sai thì việc áp dụng cũng sẽ sai. Thế mà từ trước đến giờ mình cứ nghĩ người già và người cao tuổi là một.

     
    Báo quản trị |  
  • #487419   18/03/2018

    tamngm
    tamngm

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ thuật ngữ "người già" và thay bằng quy định cụ thể "người đủ 70 tuổi trở lên" (ở Điều 51 và Điều 52 về tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng, tương ứng ở Bộ luật hình sự 1999 là các Điều 46 và Điều 48). Ngoài ra, ở phần hình phạt tử hình có quy định là không áp dụng và không thi hành án tử hình với người đủ 75 trở lên (Điều 40).

    Như vậy, theo quan điểm của tôi, "người già" cả trong Bộ luật 2015 và Bộ luật 1999 vẫn giữ nguyên là người từ đủ 70 tuổi trở lên. Bộ luật 2015 chỉ làm rõ ràng hơn bằng quy định cụ thể mức tuổi.

    Thân mến!

     
    Báo quản trị |  
  • #488048   27/03/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đúng là trên thực tế khái niệm người già - người cao tuổi vẫn khiến chúng ta lúng túng, chưa nhận thực được một cách đúng chuẩn. Xét ở khía cạnh sinh học thì người già là những người đang ở giai đoạn lão hóa mạnh, khi cơ bắp, trí tuệ đã ở vào thời kỳ thấp nhất. Theo Nghị quyết số 01/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, người già là người từ 70 tuổi trở lên. Còn Luật Người cao tuổi lại lấy mốc 60 tuổi nhằm giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi cho những người đã qua tuổi lao động.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #503131   25/09/2018

    Đó giờ chắc mình nghĩ không chỉ mình mà còn nhiều người nghĩ "người già" và "người cao tuổi" cùng một khái niệm. Văn nói thì mình có thể đánh đồng 2 định nghĩa này là một nhưng về văn viết đặc biệt là các tình huống pháp lý thì thật sự 2 khái niệm này rất khác nhau dẫn đến cách xử lý cũng khác nhau. 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #503448   28/09/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1960)
    Số điểm: 13078
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 250 lần


    Mình đóng góp khái niệm người cao tuổi theo khái niệm về người lao động cao tuổi được quy định tại Bộ Luật lao động 2012. Cụ thể tại Điều 166 và Điều 187 có nêu:

    Điều 166. Người lao động cao tuổi
     
    1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
     
    Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
     
    1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
     
    2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
     
     3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    Theo đó, người cao tuổi theo Bộ Luật lao động phụ thuộc vào tuổi nghỉ hưu. Mà tuổi nghỉ hưu tùy trường hợp có thể thấp hơn 60 tuổi.
     
    Báo quản trị |  
  • #503507   28/09/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nếu thoạt đầu mình mới đọc có lẽ mình sẽ nghĩ người già và người cao tuổi là giống nhau, có phải chăng thì khác nhau về cái tên gọi. Tuy nhiên sau khi đọc và tham khảo các ý kiến của các bạn ở dưới mình mới thấy hai khái niệm này là khác nhau về quyền và nghĩa vụ, cách định nghĩa cũng khác nhau trogn luật và việc giới hạn độ tuổi cũng khác nhau. Nhưng theo ý kiến của mình thì hai khái niệm này vẫn có thể hiểu là một được vì nó gần giống nhau về độ tuổi và mức độ hành vi trong luật

     
    Báo quản trị |  
  • #503523   28/09/2018

    itvanlong123
    itvanlong123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    bài viết rất hữu ích 

     
    Báo quản trị |  
  • #503656   30/09/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Trước giờ mình cứ tưởng người già với người cao tuổi là một. Đọc xong quy định mới biết được đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về độ tuổi và sức khỏe. Xét về mặt pháp luật thì cần phải nắm rõ hai khái niệm trong cách vận dụng pháp luật. Cảm ơn chia sẻ rất bổ ích từ chủ thớt.

     
    Báo quản trị |  
  • #507581   14/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    Theo mình còn có một khái niệm liên quan nữa là "người lao động cao tuổi". Theo quy định tại Khoản 1 Điều 166 BLLĐ 2012 thì "1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này."

     
    Cập nhật bởi tranbabinh.law ngày 15/11/2018 05:32:59 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #510898   27/12/2018

    nerovnn
    nerovnn

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn đã chia sẻ ,bài viết rất tuyệt

     

    a

     
    Báo quản trị |  
  • #513440   31/01/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Cảm ơn bài viết rất hữu ích, trước giờ mình vẫn tưởng khái niệm người cao tuổi và người già là một. Theo quy định của Bô luật lao động 2012 quy định thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ theo quy định về tuổi nghỉ hưu. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #519482   30/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Cảm ơn ad Shin về bài viết hữu ích này, thông qua đó, giúp ta phân biệt được cách cơ bản giữa hai đối tượng tưởng là một nhưng hóa ra lại không phải vậy. Người già là người cao tuổi, nhưng người cao tuổi chưa chắc là người già. Khi nhắc đến người già, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh già yếu, bệnh tật. Còn người cao tuổi có nghĩa là tuổi họ đã lớn nhưng chưa chắc họ đã yếu về mặt thể chất. Chính vì vậy, mức độ sức khỏe được xem như là thang đo để phân biệt người già và người cao tuổi. Cũng chính vì sức khỏe giữa hai đối tượng này khác nhau, mà phúc lợi của họ cũng khác nhau. Thông thường, người già được hưởng nhiều quyền lợi hơn và cũng được ưu tiên, bảo vệ trong nhiều trường hợp hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/05/2019)
  • #527109   31/08/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Những thông tin trong bài viết này khá thú vị. Trong tố tụng hình sự có đề cập đến khái niệm “người quá già yếu” theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP. Theo đó “Người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm"; như vậy từ khái niệm này mình cũng có thể suy luận ra khái niệm người già nói chung rồi.

    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 31/08/2019 07:08:33 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #532064   31/10/2019

    CMARD2
    CMARD2

    Sơ sinh


    Tham gia:28/09/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Mình thấy trong BLHS 2015 (sđbs 2017) vẫn đề cập người già là đủ 70. Con số 75 chỉ áp dụng trong trường hợp nói đến mức án tử hình (Điều 40 - Tử hình). Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin về người cao tuổi và người già. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CMARD2 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2019)
  • #532090   31/10/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009 có quy định như sau:
     
    "Điều 2. Người cao tuổi
     
    Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên."
     
    Như vậy, theo quy định này thì người từ đủ 60 tuổi trở lên ở nước ta thì được gọi là người cao tuổi. 
     
     
    Người già chỉ được nhắc đến trong Bộ luật Hình sự 1999. Tới Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã không còn thuật ngữ người già mà chỉ còn người đủ 70 tuổi trở lên.
     
    Tuy nhiên, có thể suy ra, người già được xác định là người đủ 70 tuổi trở lên.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #546064   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Cảm ơn bài viết thật hữu ích của tác giả. Theo như thông tin trên có thể hiểu người già chắc chắn là người cao tuổi rồi, còn người cao tuổi thì chưa chắc là người già. Vậy mà trước giờ cứ nghĩ người già cũng chính là người cao tuổi. Có ai từng suy nghĩ giống mình không ta? Không biết phúc lợi giữa người già và người cao tuổi có giống nhau hay không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #557381   06/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Vậy mà mình trước nay cứ nghĩ người trên 60 tuổi là người cao tuổi cũng được xem là người già. Vậy nếu người già theo quy định ở trên 75 tuổi có được nhận trợ cấp xã hội chưa nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuongtg98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/09/2020)