Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào sáng 20/5/2024

Chủ đề   RSS   
  • #611553 15/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 500
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (342)
    Số điểm: 4611
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 91 lần


    Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào sáng 20/5/2024

    Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra trong 27 ngày, chia thành 2 đợt, khai mạc ngày 20/5 và bế mạc chiều 28/6. Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn sẽ bố trí trong 2,5 ngày.

    Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào sáng 20/5/2024

    Tổng Thư ký, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường vừa có thông báo về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

    Ông Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. 

    Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. 

    Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt: 

    - Đợt 1 diễn ra từ ngày 20/5 đến ngày 08/6;

    - Đợt 2 diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 27/6 

    - Dự phòng ngày 28/6

    Tổng Thư ký Quốc hội, VPQH đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh… Đến nay, đã cơ bản hoàn tất để sẵn sàng phục vụ kỳ họp.

    Tổng Thư ký, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường

    Các nội dung chủ yếu trong Kỳ hợp thứ 7 của Quốc hội khóa XV

    UBTVQH cơ bản tán thành với nội dung dự kiến và cách thức tiến hành kỳ họp theo hướng sẽ tổ chức kỳ họp thành 2 đợt và có thời gian giữa 2 đợt để cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết và UBTVQH họp, xem xét trước khi trình Quốc hội thông qua; thống nhất với thời gian dự kiến chất vấn là 2,5 ngày và các nội dung dự kiến truyền hình trực tiếp.

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Xã hội và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các đơn vị có liên quan tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trên tinh thần khẩn trương, tích cực, những gì còn vướng mắc thì phải giải quyết thấu tình, đạt lý; phấn đấu quyết tâm, quyết liệt thông qua tại Kỳ họp.

    Chính phủ đề nghị bổ sung trình tại kỳ họp này như Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Hà Nội.

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, tại Kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về một số nội dung như: 

    - Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

    - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

    - Dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi)

    - Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

    Cùng đó, bổ sung hồ sơ về các nội dung:

    - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;

    - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An;

    - Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022;

    - Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với dự thảo Nghị quyết về giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng.

    UBTVQH giao Tổng Thư ký Quốc hội, VPQH tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hậu cần, thông tin tuyên truyền, an ninh, an toàn cho kỳ họp. Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại trong thời gian diễn ra kỳ họp.

    (Nguồn Cổng thông tin điện tử Quốc hội)

    Tham khảo: Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

    Điều kiện được bổ nhiệm và thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán

    Theo Điều 89 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

    Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán đã có một số sửa đổi so với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Cụ thể, Điều 95 Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán như sau:

    - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 

    - Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.

    - Có trình độ cử nhân luật trở lên.

    - Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

    - Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

    - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

    Như vậy, Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã bổ sung thêm độ tuổi tối thiểu được bổ nhiệm làm Thẩm phán là từ đủ 28 tuổi trở lên, các tiêu chuẩn còn lại được giữ nguyên theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

    Xem chi tiết tại: Đề xuất điều kiện được bổ nhiệm và thời hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán mới nhất 2024

     
    123 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận