Doanh nghiệp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Covid-19?

Chủ đề   RSS   
  • #541698 23/03/2020

    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần


    Doanh nghiệp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Covid-19?

    Doanh nghiệp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch Covid-19?

    Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí để tồn tại. Không ít doanh nghiệp phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    Tuy nhiên, trong trường hợp không còn cách nào khác, doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì cũng cần phải thực hiện đúng pháp luật nhằm tránh trường hợp tranh chấp xảy ra.

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay sa thải?

    Thuật ngữ “sa thải” được nhắc đến nhiều trên các báo, đài, mạng xã hội trong thời gian qua khi đề cập đến việc các doanh nghiệp cắt giảm lao động vì lý do dịch Covid-19. Song, về mặt pháp luật thì việc dùng thuật ngữ “sa thải” trong trường hợp này là không chính xác.

    Theo quy định của Bộ luật Lao động thì, sa thải là một hình thức kỷ luật lao động. Nghĩa là, khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động và được quy định trong Nội quy lao động thì doanh nghiệp có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động.

    Nhưng trong trường hợp này là do dịch bệnh, không phải do người lao động vi phạm kỷ luật lao động nên doanh nghiệp không thể áp dụng hình thức sa thải mà chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng đều dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng, đối với mỗi trường hợp thì căn cứ và hậu quả pháp lý sẽ khác nhau.

    Các thuật ngữ sa thải, cho nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng,…cũng chỉ là cách nói. Song, cách nói “sa thải” cũng có thể gây sự nhầm lẫn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Điều 38 Bộ luật Lao động không liệt kê trường hợp “dịch bệnh” là căn cứ để doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng quy định “những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc” thì doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

    Vậy luật quy định lý do bất khả kháng như thế nào?

    Khoản 1, Điều 156 Bộ luật Dân sự quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

    Đối chiếu với quy định nêu trên, cá nhân tôi cho rằng, dịch bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng.

    Như vậy, nếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và doanh nghiệp đã tìm mọi cách nhưng không thể khắc phục được, buộc phải giảm chỗ làm việc, thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định, trong đó có thủ tục “báo trước” cho người lao động. Nếu không báo trước hoặc báo trước không đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 38 Bộ luật Lao động thì được xem là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    Luật sư Đoàn Khắc Độ 

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    4566 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lskhacdo vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (23/03/2020) ThanhLongLS (23/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552306   20/07/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2030)
    Số điểm: 14851
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Liên quan đến nội dung này thì tại Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2020 về hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có nêu:

    "3. Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động; nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động; nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động."

    Theo đó, trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |