Về việc xử lý khi sinh con thứ ba thì trước tiên cần làm rõ là chỉ xử lý với cán bộ, công chức, viên chức và Đảng viên và với đối tượng nào thì sẽ xử lý theo quy định riêng của đối tượng đó. Như ở đây là xử lý về mặt Đảng thì sẽ căn cứ theo quy định về Đảng, cụ thể là quy định sau (về nội dung bảo vệ thai sản chị nêu) theo Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành"
"Điều 5. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật
1- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
2- Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng."
Theo đó, đối với cán bộ như chị nêu thì hiện tại sẽ chưa thực hiện xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, cần làm rõ: ở đây yêu cầu là chưa xử lý kỷ luật chứ không phải là không được thực hiện các bước để chuẩn bị - cụ thể ở đây là yêu cầu văn phòng đảng ủy báo cáo các vấn đề có liên quan (tạm gọi là bước "điều tra").
Do đó, trong thời gian này, việc báo cáo như chị nêu vẫn có thể thực hiện như bình thường chứ không phải là không thực hiện.
Tất nhiên, để đảm bảo vấn đề tâm lý, sức khỏe của người mẹ như chị nêu thì đơn vị sẽ phải có những biện pháp nhẹ nhàng, khéo léo để tìm hiểu, ghi nhận thông tin của vụ việc này (và đương nhiên sẽ không thể yêu cầu người mẹ làm bản kiểm điểm trong thời gian mang thai này).