Xin quyền nuôi con sau ly hôn.

Chủ đề   RSS   
  • #59986 08/09/2010

    buon_189

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin quyền nuôi con sau ly hôn.

    Chào ls Trí!

    Theo quy định của Luật HN- GĐ 2000 thì;
    Khi lý hôn, về mặt nguyên tắc; Con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi. Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi thì bên nào chứng minh được mình có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn thì giao cho bên ấy nuôi. Đó là luật.

    Thực tế:
    Tôi có chị gái (sn 1987) lấy chồng (sn 1986) và sinh con gái (sn 2008). năm 2009 vì nhiều lí do (lí do chính là người chồng đánh đập, sinh sự...) 2 người ra tòa li hôn, tòa đã xử cho người chồng nuôi con (trong khi cháu tôi chỉ hơn 1 tuổi). vì muốn đc li hôn nhanh chóng, đến giờ chị tôi vẫn chưa tái hôn, chị tôi muốn nuôi con. hiện chị tôi đang ở với bố mẹ ruột, ở nhà làm nông.

    Người chồng củ của chị gái tôi cũng ở nhà làm nông và sông trong nhà với bố mẹ anh ta, không có tài sản riêng. và bố chồng củ là người nghiện rượu và nổi tiếng bạo lực gia đình.

    Nghĩ cho tương lai của con gái, ông bà ngoại và mẹ của cháu đều muốn được đưa cháu về nuôi.
    Vậy chúng tôi phải làm gì? đến giờ thì cháu tôi vẫn chưa đầy 3 tuổi.

    Xin cho tôi câu trả lời sớm. tôi xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:53:49 AM
     
    9613 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #60172   09/09/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


           Về trường hợp của bạn, tôi có ý kiến như sau:
    Trường hợp của bạn do tòa án đã xét xử ly hôn tù năm 2009, và bạn kông làm thủ tục kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm nên có thể bản án đã có hiệu lực pháp luật.
           Do đó, bạn muốn xin quyền nuôi con bạn có thể thực 2 biện pháp sau đây:
              - Bạn làm đơn đề nghị gửi đến Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh: đề nghị các chủ thể này kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự nói trên.
              - Căn cứ vào điều 93, Luật hôn nhân và gia đình, bạn có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bạn gửi đơn lên tòa án và tòa án sẽ thụ lí giải quyết theo thủ tục chung.
         Trong hai biện pháp trên, bạn có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
         Thân chào bạn. Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình...!!!!

        
    Cập nhật bởi admin ngày 09/09/2010 08:55:37 PM

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #60588   13/09/2010

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


    Kính chào.
    Cảm ơn bạn HUY đã trả lời thay tôi.
    Tôi đồng ý quan điểm bạn HUY.

    Tuy nhiên, tôi cũng có một số vấn đề bổ sung:
    Tại khoản 2 điều 93 LHN - GĐ 2000 quy định;"Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."
    Không biết khi li hôn, chị gái bạn và chồng có thỏa thuận gì không, vậy nên tôi chia thành 2 trường hợp sau;

    1.Trường hợp khi ly hôn, chị gái bạn không đồng ý để chồng nuôi con dưới 36 tháng tuổi và hoàn toàn đủ năng lực hành vi dân sự, khả năng chăm sóc con thì:

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, tại chươngXVIII, XIX thì tùy vào tính chất của vụ việc, chị gái bạn có thể gửi đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm bản án đến chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC hoặc chánh án TAND cấp tỉnh, viện trưởng VKSND cấp tỉnh để họ ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm/tái thẩm bản án trên.

    2.Trường hợp khi ly hôn, chị gái bạn hoàn toàn tự nguyện đồng ý để chồng nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì bản án trên đã tuyên đúng quy định pháp luật.

    Vậy nên, Căn cứ vào điều 93, #3366cc;">Luật hôn nhân và gia đình,chị gái bạn có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau li hôn tại tòa án có thẩm quyền.

    Chúc bạn và gia đình vạn sự tốt lành.
    Trân trọng kính chào

    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:51:40 AM

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #60681   13/09/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


           Rất  cảm ơn câu trả lời chính xác của LS. Chúc LS luôn khỏe mạnh và thành công.
           Thân chào..!!!!
        

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |