Xin nuôi lại con khi đã ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #494847 22/06/2018

    Xin nuôi lại con khi đã ly hôn

    Em chào luật sư, em xin nhờ luật sư tư vấn cho em vấn đề này ạ!

    Em và vợ đã ly hôn, lúc đó Tòa tuyên vợ em được quyền nuôi con, vợ em giờ đã tái hôn và có con riêng, con em (5 tuổi), mẹ không trực tiếp nuôi con mà con hiện tại ở với bà ngoại nhưng bị bạo hành, em muốn nuôi lại con nhưng không biết làm thủ tục như thế nào. Em có lên Tòa án hỏi thì họ kêu em soạn giấy xin nuôi lại con để sau này lỡ mẹ bé có khởi kiện thì cũng không buộc tội em bắt cóc được.

    Vậy em phải làm giấy gì ạ. Em xin nhờ luật sư tư vấn cho em giúp với ạ!

    Em xin cảm ơn rất nhiều!

     
    3726 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #495038   26/06/2018

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Tòa án là cơ quan thẩm quyền quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nên bạn có thể gửi đơn yêu cầu đến tòa án để giải quyết. Mời bạn tham khảo điều luật liên quan của Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com