Theo Điều 105
BLDS 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, nhưng chưa quy định cụ thể về giấy tờ có giá và giấy tờ có giá gồm những loại nào.
Tuy nhiên, có thể dựa vào văn bản hướng dẫn xét xử số
141/TANDTC-KHXX ngày 21/09/2011 của Tòa án nhân dân tối cao, thì giấy tờ có giá bao gồm:
- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của
Luật quản lý nợ công năm 2009;
- Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6
Luật chứng khoán 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
năm 2010);
- Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của
Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về "Phát hành trái phiếu doanh nghiệp"...
Bạn không nói rõ giấy tờ bị chiếm đoạt là loại giấy nào nên không thể xác định.
Còn đối với HĐ mua bán, tham khảo quy định trên thì HĐ mua bán không được xem là giấy tờ có giá và đương nhiên không xem là tài sản. Do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng đựng trong bao bì (túi nhựa, túi giấy...) thì hành vi giật túi đã cấu thành tội cướp giật tài sản (túi đựng họp đồng). Điều 171
Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Cướp giật tài sản không đòi hỏi tài sản bị cướp giật phải có giá trị từ bao nhiêu tiền trở lên.
(Tham khảo nhé bạn!)
Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 04/01/2019 11:30:30 CH
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!