Xác định hưởng chế độ ốm đau hay hưởng chế độ tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #550678 30/06/2020

    NHUNGKTTK

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xác định hưởng chế độ ốm đau hay hưởng chế độ tai nạn lao động

    Công ty tôi có trường hợp như sau: công nhân bị tai nạn lao động, sau khi có biên bản tai nạn lao động và giấy nghi ốm theo quy định của BYT thì sẽ được công ty tính là phép tai nạn lao động sau khi bình phục công nhân quay lại làm vài ngày sau đó công nhân xin nghỉ để đi tái khám và cũng có giấy nghỉ được nghỉ thêm mấy ngày nữa, vậy giấy nghi ốm sau có được tính là phép tai nạn lao động không hay chỉ là phép bệnh thôi.
     
    903 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NHUNGKTTK vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550713   30/06/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Trong trường hợp anh nêu thì người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động (căn cứ vào Sổ bảo hiểm xã hội; Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa).

    Sau khi bình phục, người lao động quay lại làm, đi tái khám và cũng có giấy nghỉ được nghỉ thêm mấy ngày thì lúc này người lao động sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật nếu đủ điều kiện tại Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:

    "Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

    1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 

    ...

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

    c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

    3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở."

    Những ngày nghỉ dưỡng sức này sẽ do cơ quan BHXH chi trả cho người lao động, công ty không thanh toán tiền lương trong những ngày này.

     
    Báo quản trị |