Những ngày gần đây vụ việc hơn 150 du khách Việt Nam đến du lịch Đài Loan rồi bỏ trốn nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Xung quanh vụ việc kể trên, nhiều ý kiến thắc mắc rằng trách nhiệm pháp lý của các cá nhân/tổ chức có liên quan ở đây là gì?
1. Trách nhiệm pháp lý của những người bỏ trốn?
Trách nhiệm hình sự: hiện tại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hành vi ở lại nước ngoài trái phép không còn được xem là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, người bỏ trốn trong trường hợp này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của nước sở tại (nếu có). Còn với pháp luật Việt Nam thì những người bỏ trốn với hành vi kể trên không bị xem là hành vi phạm tội.
Cụ thể theo pháp luật của Đài Loan, hành vi bỏ trốn như trên có thể bị phạt tối đa 90.000 tệ, phạt tù lên đến 3 năm, trụ xuất và cấm quay lại Đài Loan 03 năm, tối đa là vĩnh viễn.
2. Cá nhân/tổ chức có liên quan khác
Hiện tại chưa có cơ sở kết luận của lực lượng điều tra, an ninh phía Đài Loan. Tuy nhiên, giả sử nếu phát hiện có hành vi tiếp tay cho hoạt động bỏ trốn này là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, hoặc đang cư trú tại Việt Nam thì những cá nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
Cụ thể, BLHS 2015 có quy định tại Điều 349 về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Theo đó, mức phạt tối đa lên đến 15 năm tù, và phạt 500 triệu đồng.