Vợ cũ của người đã chết từ chối làm đại diện theo pháp luật đcho con dưới 15 tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #580577 23/02/2022

    dautroc2mai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Vợ cũ của người đã chết từ chối làm đại diện theo pháp luật đcho con dưới 15 tuổi

    Kính chào Luật sư và toàn thể Cộng đồng Dân Luật! 
    Em xin trình bày trường hợp của mình như sau: 

    Ông H có 1 vợ 1 con dưới 15 tuổi, đã ly hôn 2017
    Lúc ly hôn, con được xác định do mẹ nuôi dưỡng 
    Ông H có 1 miếng đất X đang thế chấp cho Ngân hàng năm 2019. Ông H đứng tên vay, đất đứng tên mỗi mình ông H.

    Đến 2021, ông H qua đời. 
    Hàng thừa kế thứ nhất của ông H lúc này là: bố, mẹ ruột và đứa con < 15 tuổi kia. 
    Bố, mẹ ông H đang muốn bán miếng đất X để tất toán khoản vay cho Ngân hàng.  

    Nhưng người vợ cũ của ông lại từ chối, không đồng ý làm người đại diện theo pháp luật để làm thủ tục thừa kế cho con dẫn đến việc không thể bán đất, không thể trả nợ.

    Vậy trong trường hợp này thì những người đồng thừa kế có quyền khởi kiện người vợ cũ này không? Có cách nào yêu cầu người vợ cũ này thực hiện việc đại diện pháp luật không? 

    Xin cảm ơn Luật sư tư vấn. 

     
    177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593484   31/10/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Vợ cũ của người đã chết từ chối làm đại diện theo pháp luật đcho con dưới 15 tuổi

    Bạn có thể tham khảo! Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

    Theo đó, trường hợp tài sản chưa được chia thì người quản lý tài sản có thể bán tài sản hoặc ủy quyền ngân hàng để bán tài sản nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi tài sản, phần còn lại tiếp tục chia thừa kế. Đối với tài sản các bên đã chia rồi thì mỗi người thực hiện tương ứng với di sản được nhận nhưng không vượt qua phần tài sản đã nhận.

    Trường hợp nếu người mẹ không chịu ký thì căn cứ tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    "2.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."

    Từ thời điểm mở thừa kế đến nay vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện là 10 năm, Và việc trong văn bản phân chia di sản có một người không ký thì các đồng thừa kê còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không ký cư trú để chia di sản thừa kế (Theo quy định tại Điều 26 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).”

    Theo đó có thể khởi kiện để xác định quyền được thừa kế của cha mẹ ruột người chết mà không cần người vợ cũ ký.

     

     
    Báo quản trị |