VKSNDTC ban hành Hướng dẫn Một số nội dung nhằm phát hiện vi phạm trong quá trình giải quyết VAHC

Chủ đề   RSS   
  • #585191 10/06/2022

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    VKSNDTC ban hành Hướng dẫn Một số nội dung nhằm phát hiện vi phạm trong quá trình giải quyết VAHC

    1. Phát hiện vi phạm pháp luật về tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
     
    1.1. Vi phạm trong việc xác định đối tượng khởi kiện
     
    Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 3 và tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015. Quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên lưu ý để xác định đúng đối tượng khởi kiện, ngoài Luật Tố tụng hành chính thì còn căn cứ vào các luật chuyên ngành có liên quan như: Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật Cạnh tranh, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...và có thể căn cứ vào án lệ và tham khảo các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như: Án lệ số 10/2016/AL theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Tòa án nhân dân tối cao...
     
    kháng-nghi-cua-vien-kiem-sat
     
    Các quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể đã được giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại và không tiếp tục khiếu nại nữa hoặc trường hợp đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng khiếu nại đó không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra Tòa án. Trong một số trường hợp Tòa án xác định không đúng, không đầy đủ đối tượng khởi kiện để giải quyết.
     
    1.2. Vi pham trong viêc xác đinh thòi hiệu khởi kiện
     
    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện (khoản 1 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015). Như vậy, Kiểm sát viên cần xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ án còn hay đã hết, trường hợp đương sự thực hiện quyền khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được xác định là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kể từ n
    gày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại đó không được giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
     
    Trong trường hợp thời hiệu khởi kiện vượt quá thời hạn quy định của pháp luật tố tụng, Kiểm sát Viên cần xác định có xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hay không và nếu có thì xác định thời gian cụ thể, đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Tố tụng hành chính về thời hiệu khởi kiện.
     
    1.3. Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án
     
    Thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án được quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 Luật Tố tụng hành chính 2015. Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ đối tượng khởi kiện, nội dung vụ việc; đối chiếu với các quy định liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính.
     
    1.4. Vi phạm trong việc xác định người tham gia tố tụng
     
    Vi phạm của Tòa án trong việc xác định người tham gia tố tụng thường xảy ra đối với các vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì trong những vụ án này, người khởi kiện trước khi khởi kiện ra Tòa án thường đã được Cơ quan quản lý hành chính cấp xã, phường xem xét giải quyết trước nên dễ nhầm lẫn hoặc xác định sai người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên Kiểm sát viên phải lưu ý xác định đúng, đủ tư cách người tham gia tố tụng và thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
     
    Trường hợp Tòa án không đưa hết người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án mà Viện kiểm sát xác định việc không đưa những người này vào sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và ảnh hưởng đến chính quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải xác định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng để xem xét việc kháng nghị.
     
    1.5. Vi phạm trong việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
     
    Theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật tố tụng hành chính 2015; Điều 22 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 thì Tòa án có trách nhiệm thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên là tùy thuộc vào việc nhận định, đánh giá của Thẩm phán và của Hội đồng xét xử bởi Tòa án cho rằng không cần thiết phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ hoặc với lý do là không thể thực hiện được yêu cầu của Viện kiểm sát.
     
    Do đó, trong những trường hợp khi Kiểm sát viên xác định chắc chắn cần phải thu thập bổ sung chứng cứ mới giải quyết được vụ án như trong các vụ án có những tài liệu do đương sự cung cấp có sự khác biệt với những tài liệu khác cần phải đối chiếu, dẫn chiếu với quy định pháp luật liên quan mà trong hồ sơ vụ án chưa có thì căn cứ quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng để làm cơ sở đề ra yêu cầu xác minh chứng cứ; các trường hợp có mâu thuẫn được thể hiện trong các tài liệu được sử dụng làm chứng cứ giải quyết vụ án thì báo cáo với Lãnh đạo Viện và trao đổi với Thẩm phán, sau đó Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ. Bản yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ cần nêu ngắn gọn, rõ ràng và phải đưa ra được lý do của mỗi nội dung yêu cầu.
     
    1.6. Vi phạm trong việc giải quyết không hết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự
     
    Vi phạm trong những trường hợp này thường là Tòa án xác định không đúng phạm vi, yêu cầu khởi kiện của đương sự dẫn đến không giải quyết, giải quyết không hết hoặc xét xử vượt quá thẩm quyền của Tòa án; Giải quyết vượt quá phạm vi, yêu cầu khởi kiện; không thụ lý giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự khi đã hết thời hạn quy định. Quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu trong đơn khởi kiện, bản tự khai của người khởi kiện, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, từ đó đối chiếu với bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết hết các yêu cầu hay chưa hoặc giải quyết có nằm trong phạm vi yêu cầu của đương sự hay không.
     
    1.7. Vỉ phạm của Hội đồng xét xử khi quyết định vượt quá thẩm quyền
     
    Thẩm quyền của Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 193 Luật Tố tụng hành chính 2015. Tuy nhiên, có một số trường hợp Hội đồng xét xử quyết định những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử mà thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước. Khi kiểm sát về thẩm quyền của Hội đồng xét xử đối với quyết định hành chính thì Kiểm sát viên lưu ý không bị nhầm lẫn giữa thẩm quyền của Hội đồng xét xử với nhiệm vụ, công vụ cụ thể của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Đối với hành vi hành chính trái pháp luật thì Kiểm sát viên cần lưu ý là Hội đồng xét xử phải tuyên buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật.
     
    1.8. Vi phạm trong việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
     
    Những vi phạm trong trường hợp này chỉ được phát hiện khi Viện kiểm sát nhận được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Do thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nên Kiểm sát viên phải kịp thời kiểm sát các căn cứ Tòa án áp dụng để đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính. Khi xác định có dấu hiệu vi phạm thì Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện ban hành văn bản yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016, sau khi xem xét hồ sơ vụ việc, nếu xác định vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện để ban hành kháng nghị phúc thẩm.
     
    2. Phát hiện vi phạm pháp luật về nội dung trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
     
    2.1. Vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ
     
    Việc đánh giá chứng cứ là rất quan trọng, do đó Kiểm sát viên phải nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Trong các vụ án hành chính liên quan đến công tác quản lý về đất đai, vi phạm thường xảy ra trong việc xác định nguồn gốc đất, phân loại mục đích sử dụng đất, vị trí, xác định ranh giới thửa đất, công tác quản lý hồ sơ địa chính, trình tự, thủ tục, lập hồ sơ chưa đúng quy định của pháp luật về đất đai dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chính xác, lập phương án bồi thường không phù hợp.
     
    2.2. Vi phạm về nội dung xem xét, thẩm định tại chỗ 
     
    Kiểm sát viên lưu ý phải kiểm tra tính có căn cứ trong thẩm định tại chỗ mà Tòa án thực hiện, mô tả đối tượng (tài sản) được thẩm định tại chỗ như thế nào? hiện trạng đó ra sao? có đo vẽ, xác định chính xác vị trí tài sản hay không? ý kiến của người có tài sản, có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản thẩm định tại chỗ được lập có đúng về hình thức, đầy đủ về nội dung, thành phần hay không?.
    Việc xem xét, thẩm định tại chỗ không đúng nội dung, không đầy đủ, không rõ ràng dẫn tới việc giải quyết của Tòa án không được khách quan, là cơ sở để Viện kiểm sát xem xét kháng nghị.
     
    2.3.Vi phạm trong việc áp dụng pháp luật không đúng, không thống nhất
     
    Việc Tòa án áp dụng pháp luật không đúng, còn có sự khác nhau giữa các đối tượng cùng thỏa mãn các điều kiện như nhau sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để phát hiện vi phạm của Tòa án trong trường hợp này thì Kiểm sát viên phải nắm vững các quy định của pháp luật về
    nội dung thuộc từng lĩnh vực hành chính cần áp dụng để đối chiếu. Mặt khác Kiểm sát viên cần lưu ý đến việc áp dụng pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử để phù họp với thời điểm xảy ra tranh chấp hoặc khi xảy ra tranh chấp dẫn đến khiếu kiện chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh để xác định Tòa án có vi phạm hay không?
     
    2.4. Vi phạm trong việc xác định nghĩa vụ về án phí
     
    Kiểm sát viên phải lưu ý xem xét từng yêu cầu cụ thể của người khởi kiện trong vụ án hành chính, ngoài yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có những trường hợp người khởi kiện còn có yêu cầu bồi thường về thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước gây ra thì khi xác định có phần yêu cầu bồi thường này thì cần xác định họ là bên bị hại thì không phải nộp tạm ứng án phí, án phí.

     

    1. Phát hiện vi phạm pháp luật về tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
     
    1.1. Vi phạm trong việc xác định đối tượng khởi kiện
     
    Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 3 và tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015. Quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên lưu ý để xác định đúng đối tượng khởi kiện, ngoài Luật Tố tụng hành chính thì còn căn cứ vào các luật chuyên ngành có liên quan như: Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật Cạnh tranh, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...và có thể căn cứ vào án lệ và tham khảo các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như: Án lệ số 10/2016/AL theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của Tòa án nhân dân tối cao...
     
    kháng-nghi-cua-vien-kiem-sat
     
    Các quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể đã được giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại và không tiếp tục khiếu nại nữa hoặc trường hợp đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng khiếu nại đó không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra Tòa án. Trong một số trường hợp Tòa án xác định không đúng, không đầy đủ đối tượng khởi kiện để giải quyết.
     
    1.2. Vi pham trong viêc xác đinh thòi hiệu khởi kiện
     
    Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện (khoản 1 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015). Như vậy, Kiểm sát viên cần xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ án còn hay đã hết, trường hợp đương sự thực hiện quyền khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được xác định là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc kể từ n
    gày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại đó không được giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
     
    Trong trường hợp thời hiệu khởi kiện vượt quá thời hạn quy định của pháp luật tố tụng, Kiểm sát Viên cần xác định có xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hay không và nếu có thì xác định thời gian cụ thể, đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Tố tụng hành chính về thời hiệu khởi kiện.
     
    1.3. Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án
     
    Thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án được quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 Luật Tố tụng hành chính 2015. Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ đối tượng khởi kiện, nội dung vụ việc; đối chiếu với các quy định liên quan để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính.
     
    1.4. Vi phạm trong việc xác định người tham gia tố tụng
     
    Vi phạm của Tòa án trong việc xác định người tham gia tố tụng thường xảy ra đối với các vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì trong những vụ án này, người khởi kiện trước khi khởi kiện ra Tòa án thường đã được Cơ quan quản lý hành chính cấp xã, phường xem xét giải quyết trước nên dễ nhầm lẫn hoặc xác định sai người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên Kiểm sát viên phải lưu ý xác định đúng, đủ tư cách người tham gia tố tụng và thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
     
    Trường hợp Tòa án không đưa hết người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án mà Viện kiểm sát xác định việc không đưa những người này vào sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và ảnh hưởng đến chính quyền lợi của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải xác định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng để xem xét việc kháng nghị.
     
    1.5. Vi phạm trong việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ
     
    Theo quy định tại khoản 6 Điều 84 Luật tố tụng hành chính 2015; Điều 22 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 thì Tòa án có trách nhiệm thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên là tùy thuộc vào việc nhận định, đánh giá của Thẩm phán và của Hội đồng xét xử bởi Tòa án cho rằng không cần thiết phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ hoặc với lý do là không thể thực hiện được yêu cầu của Viện kiểm sát.
     
    Do đó, trong những trường hợp khi Kiểm sát viên xác định chắc chắn cần phải thu thập bổ sung chứng cứ mới giải quyết được vụ án như trong các vụ án có những tài liệu do đương sự cung cấp có sự khác biệt với những tài liệu khác cần phải đối chiếu, dẫn chiếu với quy định pháp luật liên quan mà trong hồ sơ vụ án chưa có thì căn cứ quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng để làm cơ sở đề ra yêu cầu xác minh chứng cứ; các trường hợp có mâu thuẫn được thể hiện trong các tài liệu được sử dụng làm chứng cứ giải quyết vụ án thì báo cáo với Lãnh đạo Viện và trao đổi với Thẩm phán, sau đó Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ. Bản yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ cần nêu ngắn gọn, rõ ràng và phải đưa ra được lý do của mỗi nội dung yêu cầu.
     
    1.6. Vi phạm trong việc giải quyết không hết hoặc giải quyết vượt quá phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự
     
    Vi phạm trong những trường hợp này thường là Tòa án xác định không đúng phạm vi, yêu cầu khởi kiện của đương sự dẫn đến không giải quyết, giải quyết không hết hoặc xét xử vượt quá thẩm quyền của Tòa án; Giải quyết vượt quá phạm vi, yêu cầu khởi kiện; không thụ lý giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự khi đã hết thời hạn quy định. Quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu trong đơn khởi kiện, bản tự khai của người khởi kiện, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, từ đó đối chiếu với bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết hết các yêu cầu hay chưa hoặc giải quyết có nằm trong phạm vi yêu cầu của đương sự hay không.
     
    1.7. Vỉ phạm của Hội đồng xét xử khi quyết định vượt quá thẩm quyền
     
    Thẩm quyền của Hội đồng xét xử được quy định tại Điều 193 Luật Tố tụng hành chính 2015. Tuy nhiên, có một số trường hợp Hội đồng xét xử quyết định những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử mà thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước. Khi kiểm sát về thẩm quyền của Hội đồng xét xử đối với quyết định hành chính thì Kiểm sát viên lưu ý không bị nhầm lẫn giữa thẩm quyền của Hội đồng xét xử với nhiệm vụ, công vụ cụ thể của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Đối với hành vi hành chính trái pháp luật thì Kiểm sát viên cần lưu ý là Hội đồng xét xử phải tuyên buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật.
     
    1.8. Vi phạm trong việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
     
    Những vi phạm trong trường hợp này chỉ được phát hiện khi Viện kiểm sát nhận được quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Do thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nên Kiểm sát viên phải kịp thời kiểm sát các căn cứ Tòa án áp dụng để đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính. Khi xác định có dấu hiệu vi phạm thì Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện ban hành văn bản yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016, sau khi xem xét hồ sơ vụ việc, nếu xác định vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện để ban hành kháng nghị phúc thẩm.
     
    2. Phát hiện vi phạm pháp luật về nội dung trong quá trình giải quyết vụ án hành chính của Tòa án
     
    2.1. Vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ
     
    Việc đánh giá chứng cứ là rất quan trọng, do đó Kiểm sát viên phải nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Trong các vụ án hành chính liên quan đến công tác quản lý về đất đai, vi phạm thường xảy ra trong việc xác định nguồn gốc đất, phân loại mục đích sử dụng đất, vị trí, xác định ranh giới thửa đất, công tác quản lý hồ sơ địa chính, trình tự, thủ tục, lập hồ sơ chưa đúng quy định của pháp luật về đất đai dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chính xác, lập phương án bồi thường không phù hợp.
     
    2.2. Vi phạm về nội dung xem xét, thẩm định tại chỗ 
     
    Kiểm sát viên lưu ý phải kiểm tra tính có căn cứ trong thẩm định tại chỗ mà Tòa án thực hiện, mô tả đối tượng (tài sản) được thẩm định tại chỗ như thế nào? hiện trạng đó ra sao? có đo vẽ, xác định chính xác vị trí tài sản hay không? ý kiến của người có tài sản, có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản thẩm định tại chỗ được lập có đúng về hình thức, đầy đủ về nội dung, thành phần hay không?.
    Việc xem xét, thẩm định tại chỗ không đúng nội dung, không đầy đủ, không rõ ràng dẫn tới việc giải quyết của Tòa án không được khách quan, là cơ sở để Viện kiểm sát xem xét kháng nghị.
     
    2.3.Vi phạm trong việc áp dụng pháp luật không đúng, không thống nhất
     
    Việc Tòa án áp dụng pháp luật không đúng, còn có sự khác nhau giữa các đối tượng cùng thỏa mãn các điều kiện như nhau sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để phát hiện vi phạm của Tòa án trong trường hợp này thì Kiểm sát viên phải nắm vững các quy định của pháp luật về
    nội dung thuộc từng lĩnh vực hành chính cần áp dụng để đối chiếu. Mặt khác Kiểm sát viên cần lưu ý đến việc áp dụng pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử để phù họp với thời điểm xảy ra tranh chấp hoặc khi xảy ra tranh chấp dẫn đến khiếu kiện chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh để xác định Tòa án có vi phạm hay không?
     
    2.4. Vi phạm trong việc xác định nghĩa vụ về án phí
     
    Kiểm sát viên phải lưu ý xem xét từng yêu cầu cụ thể của người khởi kiện trong vụ án hành chính, ngoài yêu cầu khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có những trường hợp người khởi kiện còn có yêu cầu bồi thường về thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước gây ra thì khi xác định có phần yêu cầu bồi thường này thì cần xác định họ là bên bị hại thì không phải nộp tạm ứng án phí, án phí.

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    677 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    admin (10/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận