ỦY THÁC

Chủ đề   RSS   
  • #16784 19/07/2009

    DOCCOHT

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ỦY THÁC

    Ngày 14/4/1999 nguyên đơn (DN Việt Nam) và bị đơn (DN Nhật Bản) đã ký kết một hợp đồng, theo đó nguyên đơn mua của bị đơn 4.000 MT thép phế liệu. Điều 1 của Hợp đồng quy định số lượng và phẩm chất thực tế sẽ căn cứ vào biên bản giám định của NKKK tại cảng bốc hàng và biên bản giám định của Vinacontrol tại cảng dỡ hàng. Trong trường hợp dung sai vượt quá ±5% so với tỷ lệ kích cỡ đã quy định trong hợp đồng theo biên bản giám định của Vinacontrol và NKKK (như Điều 1 Hợp đồng đã ghi) thì tỷ lệ vượt quá đó được trả theo giá 50 USD/MT.

     

    Thực hiện hợp đồng, bị đơn đã giao cho nguyên đơn 4.018 MT thép phế liệu. Nguyên đơn đã mời Vinacontrol đến làm giám định tại cảng dỡ hàng. Biên bản giám định của Vinacontrol kết luận:

    - Độ dày lớn hơn 40mm:                                      570 MT

    - Độ dày từ 20mm đến 40mm

    + Chiều dài từ 2.000mm đến 3.000mm:                  925 MT

    + Chiều dài lớn hơn 3.000mm:                                 180 MT

    - Độ dày từ 6mm đến 19mm:                                       1.220 MT

    - Chiều rộng nhỏ hơn 100mm:                                      1.123 MT

     

    Theo kết quả giám định đó, một phần khối lượng thép được giao không đúng loại quy định hoặc vượt quá tỷ lệ quy định của hợp đồng, cụ thể là:

    - Độ dày >40mm (HĐ không cho phép):                         570 MT

    - Độ dày từ 20mm đến 40mm

    + Chiều dài từ 2.000mm đến 3.000mm:   325 MT

    + Chiều dài >3.000mm (HĐ không cho phép): 180 MT

    - Chiều rộng <100mm (HĐ không cho phép):               1.123 MT

    Tổng cộng số lượng hàng sai tỷ lệ kích cỡ là                     2.198 MT

    Dung sai theo hợp đồng 5% là:                      4.018 x 5% = 200,9 MT

    Số lượng thép sai tỷ lệ kích cỡ vượt quá 5% theo quy định của hợp đồng là:

                                                    2.198 MT – 200,9 MT = 1.997,1 MT

    Theo quy định của hợp đồng số thép này được tính theo giá 50 USD/MT thay cho giá hợp đồng 137 USD/MT.

    Số lượng thép bị đơn giao đúng theo quy định của hợp đồng là:

    4.018 MT – 1.997,1 MT = 2.020,9 MT

    Số tiền mà nguyên đơn phải trả theo kết quả giám định thực tế của Vinacontrol là:

          1.997,1 MT x   50 USD/MT    =   99.855    USD

          2.020,9 MT x 137 USD/MT    = 276.863,3 USD

          CỘNG                                     = 376.718,3 USD

    Số tiền mà nguyên đơn đã trả cho bị đơn theo L/C là: 561.152 USD.

               

               

    Nguyên đơn đã khiếu nại đòi bị đơn hoàn trả số tiền 184.433,7 USD (là khoản tiền chênh lệch giữa số tiền nguyên đơn đã trả theo L/C và số tiền nguyên chỉ phải trả theo thực tế giao hàng: 561.152 USD – 376.718,3 USD = 184.433,7 USD). Do không được bị đơn hoàn trả, nguyên đơn đã kiện bị đơn trước Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đòi bị đơn hoàn trả số tiền nói trên.

    Trong Văn thư đề ngày 5/11/1999 gửi cho trọng tài, bị đơn trình bày sự việc như sau:

    Công ty X Việt Nam ủy thác cho nguyên đơn nhập khẩu lô thép phế liệu để cán lại. Trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, bị đơn đã thương lượng trực tiếp với Công ty X và giao hàng theo hướng dẫn của công ty X, đồng thời phù hợp với thỏa thuận.

    Lô hàng mà được coi là “thiếu tiêu chuẩn” trên thực tế đắt hơn loại hàng quy định trong hợp đồng, cho nên công ty X đã quyết định nhận lô hàng này trên cơ sở thỏa thuận giữa công ty X và bị đơn. Vì thế, bị đơn không thể hiểu được tại sao nguyên đơn lại khiếu nại về lô hàng này.

    Trong Văn thư đề ngày 13/11/1999 gửi trọng tài và đồng thời gửi bị đơn, nguyên đơn trình bày như sau:

    Nguyên đơn không hề biết việc thương lượng và thỏa thuận giữa bị đơn và công ty X, đồng thời nguyên đơn không nhận được bất kỳ một thông báo nào của bị đơn và công ty X. Theo hợp đồng ký ngày 14/4/1999, là một bên đương sự, nguyên đơn kiện bị đơn căn cứ vào các khoản và điều kiện đã quy định trong hợp đồng. Vấn đề này không liên quan gì đến người thứ ba.

                Nguyên đơn đề nghị:

    - Bị đơn phải thương lượng với công ty X để bồi thường tổn thất cho nguyên đơn.

    - Trong trường hợp bị đơn không giải quyết được như vậy thì đề nghị trọng tài sẽ xử vụ kiện vào ngày 5/12/1999.

     

    Sau đó, nguyên đơn đã chủ động sang Nhật để thương lượng nhưng bị đơn không có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

    Tại phiên xét xử, nguyên đơn đã xuất trình cho cho trọng tài hai văn thư: văn thư của bị đơn đề ngày 2/12/1999 và văn thư trả lời của nguyên đơn đề ngày 3/12/1999. trong văn thư ngày 2/12/1999 bị đơn không chấp nhận bồi thường số tiền hàng giao sai quy cách, với lý do là bị đơn không đòi được nhà cung cấp bồi thường, số tiền khiếu nại mà nguyên đơn đòi là quá lớn, không chấp nhận được. là một doanh nghiệp nhỏ và để tránh nguy cơ phá sản, bị đơn không có khả năng chấp nhận bồi thường cho nguyên đơn. Trong văn thư ngày 3/12/1999 nguyên đơn hoàn toàn bác bỏ lập luận của bị đơn trình bày trong văn thư đề ngày 2/12/1999 và kie quyết đòi bồi thường đúng như hợp đồng quy định.

     

    Nếu là trọng tài, bạn sẽ giải quyết vụ kiện này như thế nào?

     
    5159 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #63656   12/10/2010

    handoffass
    handoffass

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cái này là do bị đơn ngốc, xác định sai chủ thể trong hợp đồng mua bán. Nên phải gánh chịu thôi, mà không thể nói lý do kinh tế để không trả tiền, khi chấp nhận ký kết thì phải tiên liệu trước chứ.
     
    Báo quản trị |