Mấy ngày ra Tết vừa qua, chủ đề “cấm cửa” hai xe ô tô của VEC E trở nên rất nóng và nhận được nhiều sự quan tâm, bình luận từ phía các chuyên gia pháp lý, báo chí, dư luận. Cụ thể vụ liên quan đến vấn đề Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) ra báo cáo tuyên bố từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô có biển số đăng ký tại TPHCM trên tất cả các tuyến cao tốc do Tổng Công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý với lý do tài xế được cho là có hành vi gây rối, cản trở giao thông trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Có ý kiến cho rằng, VEC E không phục vụ là đúng vì các tài xế đã không chấp hành pháp luật, gây rối tại nơi công cộng làm thiệt hại đến tiến độ giao thông dẫn đến ảnh hưởng người dân tham gia giao thông. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, nhiều chuyên gia lại đưa ra quan điểm đối lập, rằng quyết định trên của VEC E là trái luật bởi:
-Thứ nhất, VEC E đơn giản chỉ có tư cách là một pháp nhân thương mại theo qui định của pháp luật dân sự chứ không phải là một pháp nhân công quyền (cơ quan quyền lực nhà nước) nên không có thẩm quyền ra chế tài “CẤM” quyền tự do đi lại của công dân.
-Thứ hai, theo qui định của pháp luật hiện hành, quyền dân sự của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng (khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015).
-Thứ ba, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Nghị Định 63/2018/NĐ-CP thì:
“c) Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp dự án cung cấp; không được sử dụng quyền kinh doanh công trình để khước từ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng;”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có quy định rõ ràng cấm dạng tuyên bố và ý định từ chối phục vụ của Vec E.
Ở bài viết này mình còn muốn đề cập đến một nội dung khác, chắc rằng không ít người vẫn còn thấy mơ hồ khi nhắc đến dự án BOT. Tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành – Dầu Giây được thực hiện theo hình thức dự án BOT nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa từ BOT trong tên dự án đầu tư này là gì? Qua bài viết này, mình xin giải thích cho các bạn biết rõ hơn về loại hình đầu tư này và cũng là để lý giải thắc mắc của nhiều bạn, rằng tại sao đường xá (công trình công cộng) được xem là dịch vụ công mà lại cho doanh nghiệp tư nhân khai thác, thu phí?
Hiện nay, tại Luật Đầu tư 2014 chỉ điều chỉnh 4 hình thức đầu tư trực tiếp đó là:
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Hình thức đầu tư này được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế: Hình thức đầu tư này được hiểu là nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư.
3. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP - Public Private Partnerships):
Là hợp đồng được ký nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
4. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC - Business Cooperation Contract):
Là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Trong 04 hình thức đầu tư trên thì đầu tư theo hợp đồng PPP lại có 07 loại hợp đồng đầu tư khác nhau. Đó là:
Hợp đồng PPP
|
Nội dung
|
Giống
|
Hợp đồng được ký nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
|
Khác
|
Hợp đồng BOT
|
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build Operate Transfer).
- Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
==>Vì lẽ đó, các doanh nghiệp nhận dự án BOT (trong vụ việc này là VEC) là đứng ra thực hiện cung cấp, khai thác và thu phí dich vụ đường cao tốc trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, bản chất vẫn là việc nhà nước cung ứng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng cho công dân thông qua các doanh nghiệp.
|
Hợp đồng BTO
|
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Build Transfer Operate).
- Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tưchuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
|
Hợp đồng BT
|
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Build Transfer).
- Sau khi hoàn thành công trình nhà đầu tưchuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
|
Hợp đồng BOO
|
- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Buil Own Operate)
- Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tưsở hữu và được quyền kinh doanh công trìnhđó trong một thời hạn nhất định.
|
Hợp đồng BTL
|
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build Transfer Lease)
- Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tưchuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
|
Hợp đồng BLT
|
- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build LeaseTransfer)
- Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2015/NĐ-CP; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tưchuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
|
Hợp đồng O&M
|
- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Own Operate)
- Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tưđược kinh doanh một phần hoặc toàn bộcông trình trong một thời hạn nhất định.
|
Cập nhật bởi lanbkd ngày 13/02/2019 11:36:02 CH