Từ 01/01/2021: Chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền lương nếu chưa nghỉ hết phép năm?

Chủ đề   RSS   
  • #560452 14/10/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Từ 01/01/2021: Chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền lương nếu chưa nghỉ hết phép năm?

    Nghỉ phép năm có tính ngày nghỉ hàng tuần?

    Ảnh minh họa: Nghỉ phép năm

    Ngoài lương, thưởng thì phép năm cũng là vấn đề được người lao động quan tâm, hơn thế nhiều trường hợp thắc mắc chưa được nghỉ hết phép thì tiền lương được thanh toán như thế nào? Bộ luật lao động 2019 sắp có hiệu lực có quy định mới về vấn đề này như sau:

    Theo quy định hiện hành tại điều 114 BLLĐ 2012 quy định :

    - Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    - Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

    Theo đó, NLĐ thuộc các trường hợp trên thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    Nhưng tại Khoản 2, 3 Điều 113 BLLĐ 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định:

    "...2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ."

    => Như vậy khi luật mới có hiệu lực NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động trường hợp chưa được nghỉ phép năm thì không còn được thanh toán bằng tiền nếu chưa nghỉ hằng năm như quy định hiện hành.

    => Cũng theo luật mới từ 1/1/2021, chỉ còn 2 trường hợp NLĐ do thôi việc, bị mất việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm đối với NLĐ đang làm việc sẽ không còn được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

    Các mems góp ý kiến nhé!

     
    14965 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    admin (28/12/2020) thoangnet (15/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560482   15/10/2020

    Sinhvienluatk15
    Sinhvienluatk15

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 15 lần


    Đúng chủ đề hôm qua cũng mới thắc mắc.

    Mình đồng tình với quy định của BLLĐ 2019 bởi: nghỉ phép năm đó là quyền lợi của NLĐ, NLĐ ko nghỉ mà đi làm => được hưởng lương của ngày này, vậy tại sao lại đòi thêm một khoản tiền do không nghỉ? Nếu vừa được tiền hưởng nghỉ phép năm vừa được thêm lương thì chính NSDLĐ là người chịu thiệt cho dù ngày đó NLĐ đi làm và tạo ra sản phẩm cho NSDLĐ.

    Đó là quan điểm cá nhân của mình, mọi người góp ý thêm nhé. BLLĐ 2019 cũng có nhiều điểm mà mình thắc mắc, hi vọng có chủ để này để thảo luận.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Sinhvienluatk15 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2020) thoangnet (15/10/2020)
  • #560504   15/10/2020

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


    Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

    Tuy nhiên, khoản 2 Điều 114 Bộ luật này cũng quy định: Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. Bên cạnh đó, Điều 7 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định thêm: số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 2 Điều 114 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thoangnet vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2020) Sinhvienluatk15 (16/10/2020) enychi (18/10/2020)
  • #560536   15/10/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Đọc kỹ mà xem, quy định mới này cũng như quy định cũ, chỉ lời lẽ có chút khác nhau.

    => Như vậy khi luật mới có hiệu lực NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động trường hợp chưa được nghỉ phép năm thì không còn được thanh toán bằng tiền nếu chưa nghỉ hằng năm như quy định hiện hành. => SAI. Khoản 2 và khoản 3 là độc lập với nhau.

    => Cũng theo luật mới từ 1/1/2021, chỉ còn 2 trường hợp NLĐ do thôi việc, bị mất việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm đối với NLĐ đang làm việc sẽ không còn được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. => luật cũ có điều khoản "khác", nhưng không có hướng dẫn rõ ràng "khác" là thế nào, cho nên rốt cuộc theo luật cũ cũng chỉ có 2 trường hợp. Luật mới tiến bộ hơn ở chỗ bỏ hẳn cái "khác" đi để khỏi ai lăn tăn.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 15/10/2020 10:01:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #562729   16/11/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Chưa nghỉ hết phép năm, tiền lương như thế nào theo BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2012?

    Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    "Điều 113. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ..."

    Còn tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    "Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

    1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ."

    Như vậy, so với quy định hiện hành, BLLĐ 2019 chỉ bỏ nội dung "hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm", còn nội dung "hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm" thì vẫn được giữ nguyên. Cho nên nếu trong năm NLĐ còn phép mà chưa nghỉ hết thì mình vẫn thanh toán tiền phép năm cho NLĐ (NLĐ vẫn còn làm việc tại công ty), không có sự thay đổi nào đáng kể so với quy định hiện hành 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #562778   16/11/2020

    Theo quan điểm của mình thì theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động đang còn làm việc mà chưa nghỉ hết phép năm thì không có quy định người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Tuy nhiên, đây là quyền lợi của người lao động nên mọi người cùng chờ các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ 2019 để rõ hơn. Còn quy định tại khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019 thì chỉ dành cho trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì mới được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #562810   17/11/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Cho nên nếu trong năm NLĐ còn phép mà chưa nghỉ hết thì mình vẫn thanh toán tiền phép năm cho NLĐ (NLĐ vẫn còn làm việc tại công ty), không có sự thay đổi nào đáng kể so với quy định hiện hành 

    => "mình" ở đây là với tư cách gì vậy bạn ? Chủ doanh nghiệp ? Kế toán ? Nhân sự?

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 17/11/2020 01:42:48 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #534948   12/12/2019

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Từ 01/01/2021, NLĐ đang làm việc không còn được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm?

     Đây là một trong những điểm mới nổi bật được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019.

     Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì kể từ ngày 01/01/2021, việc thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ được quy định như sau:

    “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

     Như vậy, việc người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho NLĐ những ngày chưa nghỉ chỉ được thực hiện khi NLĐ thôi việc, bị mất việc làm mà không áp dụng cho những NLĐ đang làm việc như quy định của Bộ luật Lao động 2012.

    “Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

    1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”

     Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và thay thế Bộ luật Lao động 2012

    Trên đây là quan điểm của mình khi đọc điều luật này, rất mong nhận được góp ý từ các bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/12/2019) admin (18/12/2019)
  • #534965   12/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề người lao động đang làm việc không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép hằng năm nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì có vẻ điều này không hợp lý cho lắm, sẽ gây thiệt thòi cho những người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. Nhưng mình nghĩ ở quy chế các doanh nghiệp vẫn sẽ giữ việc thanh toán đó có thể thay là thưởng chẳng hạn để khích lệ người lao động đi làm đầy đủ.

    Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó, thì đây cũng có thể là một điểm hay, khi không được thanh toán·tiền lương những ngày chưa nghỉ phép hằng năm thì người lao động chắc chắn sẽ lựa chọn nghỉ hết, dành thời gian cho nghỉ dưỡng, du lịch. Từ đó, giúp tinh thần làm việc của người lao động tăng lên có khi năng suất lại tăng lên cao hơn.

    Cập nhật bởi lananh8998 ngày 12/12/2019 11:22:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #535013   13/12/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Thực tế thì BLLĐ mới này chỉ nói rõ hơn 1 sự việc gần như là thực tế xã hội.

    Quy định ở điều 114 BLLĐ 2012 hiện nay, "các lý do khác" là lý do gì thì không có hướng dẫn cụ thể, cho nên ngay bây giờ NLĐ đang làm việc cũng không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ nếu NSDLĐ không muốn.

    Xét cụ thể từ BLLĐ 1994 sẽ thấy

    Điều 76 (BLLĐ 1994).

    3- Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

    Được hướng dẫn ở nghị định 195-CP (năm 1994) thì không bao gồm các trường hợp NLĐ đang làm việc

    Điều 10.- Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 của Bộ Luật lao động trong các trường hợp sau đây: 

    1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự; 

    2. Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết. 

     

    Chuyển sang BLLĐ 2012 thì điều 114 ở trên có câu quy định tương tự, và không có hướng dẫn thế nào là "lý do khác" => NSDLĐ nếu không muốn trả thì cũng chẳng dựa vào quy định nào để bắt họ phải trả.

    BLLĐ 2019 đã làm tốt ở chỗ bỏ đi cái "lý do khác" không rõ ràng này đi, để không có bên nào phải lăn tăn nữa. Good job.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    admin (18/12/2019) NgoThuyKhanh (19/12/2019)
  • #535054   14/12/2019

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


     

    ntdieu viết:

     

    Thực tế thì BLLĐ mới này chỉ nói rõ hơn 1 sự việc gần như là thực tế xã hội.

    Quy định ở điều 114 BLLĐ 2012 hiện nay, "các lý do khác" là lý do gì thì không có hướng dẫn cụ thể, cho nên ngay bây giờ NLĐ đang làm việc cũng không được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ nếu NSDLĐ không muốn.

    Xét cụ thể từ BLLĐ 1994 sẽ thấy

    Điều 76 (BLLĐ 1994).

    3- Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.

    Được hướng dẫn ở nghị định 195-CP (năm 1994) thì không bao gồm các trường hợp NLĐ đang làm việc

    Điều 10.- Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 của Bộ Luật lao động trong các trường hợp sau đây: 

    1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự; 

    2. Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết. 

     

    Chuyển sang BLLĐ 2012 thì điều 114 ở trên có câu quy định tương tự, và không có hướng dẫn thế nào là "lý do khác" => NSDLĐ nếu không muốn trả thì cũng chẳng dựa vào quy định nào để bắt họ phải trả.

    BLLĐ 2019 đã làm tốt ở chỗ bỏ đi cái "lý do khác" không rõ ràng này đi, để không có bên nào phải lăn tăn nữa. Good job.

     

     

    Xung quanh nhà mình có các anh chị làm trong khu chế xuất thì cả năm anh chị ấy đều rất ít nghỉ phép và dành phép đến cuối năm để công ty trả lương những ngày chưa nghỉ, có lúc họ dành được cả 10 ngày và cuối năm là niềm vui được nhận tiền thế thôi. 

    Cũng có thể do các công ty sản xuất kiểu dây chuyền công nghiệp thì người ta không muốn người lao động nghỉ phép, vì mỗi lần nghỉ lại dễ thiếu đi khâu nào đó, hay lao động thiếu thì mình không rõ.

    Vậy cũng có thể thấy, cái này có xảy ra trong thực tế và đúng nhu cầu của cả 2 bên, 1 bên muốn có thêm ngày lương nên không nghỉ phép, một bên sẵn sàng trả tiền để công nhân không nghỉ phép. Và nếu như quy định mới này, bạn có nghĩ công nhân sẽ nghỉ hết phép chứ không dành phép như hiện tại và công ty muốn được trả lương cho công nhân những ngày công nhân không nghỉ phép cũng không biết làm sao. 

    Mình đồng ý với bạn về việc quy định này đang áp dụng không triệt để trong thực tế, công ty thích thì làm, không thì thôi. Nhưng mình vẫn nghĩ không nên bỏ, công ty nào, cá nhân nào có nhu cầu thì xài, cá nhân nào, công ty nào không có nhu cầu thì tự xin nghỉ hay sắp xếp cho nhân viên nghỉ cho hết ngày phép. Như vậy sẽ không gây khó cho những trường hợp có nhu cầu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    admin (18/12/2019)
  • #535267   18/12/2019

    Lethithulinh
    Lethithulinh

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2018
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Cảm ơn tác giả về bài viết hữu ích !!!

    Cập nhật bởi Lethithulinh ngày 18/12/2019 04:31:17 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Lethithulinh vì bài viết hữu ích
    admin (23/01/2021) ThanhLongLS (18/12/2019)
  • #535298   19/12/2019

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    trantomy 

    Nghỉ hàng năm là nghỉ có hưởng lương. Nếu NLĐ đã xin nghỉ phép đúng luật, nội quy công ty mà NSDLĐ yêu cầu NLĐ đi làm (vì nhu cầu công việc) thì NSDLĐ phải tính làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương theo điều 98.

    Nếu NLĐ không xin nghỉ phép, mà thích đi làm, NSDLĐ sẽ không có nghĩa vụ phải trả thêm chi phí. Giống như NLĐ có quyền mà không sử dụng thì mất quyền. Nhưng hai bên cũng có thể thỏa thuận trả thêm mà không trái luật vì thỏa thuận có lợi cho NLĐ. 

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/12/2019)
  • #535362   20/12/2019

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    NgoThuyKhanh viết:

    trantomy 

    Nghỉ hàng năm là nghỉ có hưởng lương. Nếu NLĐ đã xin nghỉ phép đúng luật, nội quy công ty mà NSDLĐ yêu cầu NLĐ đi làm (vì nhu cầu công việc) thì NSDLĐ phải tính làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương theo điều 98.

    Nếu NLĐ không xin nghỉ phép, mà thích đi làm, NSDLĐ sẽ không có nghĩa vụ phải trả thêm chi phí. Giống như NLĐ có quyền mà không sử dụng thì mất quyền. Nhưng hai bên cũng có thể thỏa thuận trả thêm mà không trái luật vì thỏa thuận có lợi cho NLĐ. 

    Cảm ơn ý kiến rất thỏa đáng của bạn nhé! Trước giờ cứ lấn cấn việc trả tiền này.

     
    Báo quản trị |  
  • #535360   20/12/2019

    Về bản chất thì ngày nghỉ hàng năm được Luật quy định như là cơ chế để NLĐ có thời gian nghỉ ngơi, bảo vệ sức khỏe chứ không phải quy định ngày nghỉ hàng năm để NLĐ cắm mặt đi làm rồi đổi những ngày nghỉ lấy tiền -> việc lấy tiền rõ ràng là trái với bản chất của ngày nghỉ phép năm. Do đó BLLĐ 2019 quy định như vậy theo mình là hợp lý.

    Ở những công ty khác thì mình không biết thế nào nhưng ở công ty mình hoàn toàn không có trường hợp trả tiền, Nếu đến cuối năm mà NLĐ vẫn còn phép năm chưa sử dụng thì công ty sắp xếp bắt buộc cho nghỉ hết những ngày đó.

    Ngày nghỉ hàng năm là quyền nên chẳng việc gì tội tình mà NLĐ không hưởng !!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phamthingocduyen114@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/12/2019) trantomy (20/12/2019)
  • #535364   20/12/2019

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    phamthingocduyen114@gmail.com viết:

    Ngày nghỉ hàng năm là quyền nên chẳng việc gì tội tình mà NLĐ không hưởng !!

    Cũng hên xui à bạn, nhiều lúc NSDLĐ không muốn cho nghỉ ấy, hàng gấp, chạy sản lượng, thiếu người....thành ra mỗi lần xin nghỉ phép là 1 một lần khó rồi không buồn hưởng luôn.

     
    Báo quản trị |