Trộm đột nhập vào trại nuôi rắn, bị rắn cắn chết...

Chủ đề   RSS   
  • #465420 24/08/2017

    Lamanh2268

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Trộm đột nhập vào trại nuôi rắn, bị rắn cắn chết...

    Thưa luật sư!

    Tôi nuôi rắn hổ mang. Trại rắn của tôi có: "Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã". do cơ quan kiểm lâm tỉnh cấp. Chuồng trại đảm bảo an toàn và thường xuyên khóa cửa.

    Tôi xin phép hỏi luật sư: Nếu có người đột nhập trái phép vào chuồng nuôi rắn của tôi mà bị rắn cắn chết thì tôi có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? (Hay nói cách khác là khi trộm đột nhập vào chuồng nuôi rắn của tôi mà bị rắn cắn chết thì tôi có bị đền, có bị xử phạt hành chính hay xử ký hình sự không?)

    Tôi rất mong được các luật sư tư vấn tỷ mỷ cho tôi!

    Tôi xin trân trọng cám ơn!

     
    4389 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514475   27/02/2019

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo em, anh sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

    Một tội phạm được cấu thành khi có đủ bốn yếu tố là: yếu tố khách thể, yếu tố chủ thể, yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan.

    - Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

    - Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v

    - Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm  các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích cuả tội phạm.

    - Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó. Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự.

    Trong các tội phạm xâm phạm về tính mạng và sức khỏe thì yếu tố lỗi là bắt buộc (kể cả lỗi vô ý và cố ý). Nhưng trong trường hợp này, như anh trình bày thì trại rắn của anh đã có giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã do cơ quan kiểm lâm tỉnh cấp, chuồng trại đảm bảo an toàn và thường xuyên khóa cửa và anh cũng không thể dự liệu được việc có người đột nhập cũng như có trách nhiệm phải biết có người đột nhập. Do đó, theo em anh không hề có lỗi trong việc trộm đột nhập vào nhà và bị rắn cắn chết do đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514494   27/02/2019

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Một sự kiện pháp lý (trộm chui vào chuồng rắn và bị rắn độc cắn chết) nhưng bạn hỏi tới 03 vấn đề: 

    1. Có bị đền không: là trách nhiệm về mặt dân sự. Đây là vấn đề bồi thường thiệt hại. Để bồi thường thiệt hại thì phải xét đến các yếu tố: quan hệ nhân quả, hậu quả xảy ra, lỗi... Rắn của bạn không phải xổng ra ngoài cắn người ta mà do ông ăn trộm chui vào không may bị rắn cắn chết. Lỗi này là thuộc về ông ăn trộm hoàn toàn nên bạn không phải đền gì cả. Tuy nhiên, cũng lưu ý quy định của pháp luật về "nguồn nguy hiểm cao độ", hiện pháp luật chưa có một quy định rõ ràng về cái gì thuộc "nguồn nguy hiểm cao độ" nên rất khó để xác định. Hậu quả thiệt hại do "nguồn nguy hiểm cao độ" gây ra thì có thể không xét đến yếu tố lỗi của người bị thiệt hại chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải bồi thường. 

    2. Xử phạt vi phạm hành chính: Cái này sẽ liên quan nhiều đến vấn đề nuôi rắn của bạn. Bạn có thể bị xử phạt hoặc không dựa trên các quy định về an toàn, vệ sinh chuồng trại, giấy phép nuôi động vật hoang dã...

    3. Xử lý hình sự: Trong trường hợp bạn nuôi nhốt các loại rắn thuộc danh mục cấm. Bạn sẽ phải bồi thường cho ông ăn trộm bị chết vì bạn đã có lỗi, đã vi phạm pháp luật. Còn việc ông ta chết là do "số", bạn không bị xử lý về cái chết của ông này.  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #514702   28/02/2019

    Lamanh2268
    Lamanh2268

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Một sự kiện pháp lý (trộm chui vào chuồng rắn và bị rắn độc cắn chết) nhưng bạn hỏi tới 03 vấn đề: 

    1. Có bị đền không: là trách nhiệm về mặt dân sự. Đây là vấn đề bồi thường thiệt hại. Để bồi thường thiệt hại thì phải xét đến các yếu tố: quan hệ nhân quả, hậu quả xảy ra, lỗi... Rắn của bạn không phải xổng ra ngoài cắn người ta mà do ông ăn trộm chui vào không may bị rắn cắn chết. Lỗi này là thuộc về ông ăn trộm hoàn toàn nên bạn không phải đền gì cả. Tuy nhiên, cũng lưu ý quy định của pháp luật về "nguồn nguy hiểm cao độ", hiện pháp luật chưa có một quy định rõ ràng về cái gì thuộc "nguồn nguy hiểm cao độ" nên rất khó để xác định. Hậu quả thiệt hại do "nguồn nguy hiểm cao độ" gây ra thì có thể không xét đến yếu tố lỗi của người bị thiệt hại chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải bồi thường. 

    2. Xử phạt vi phạm hành chính: Cái này sẽ liên quan nhiều đến vấn đề nuôi rắn của bạn. Bạn có thể bị xử phạt hoặc không dựa trên các quy định về an toàn, vệ sinh chuồng trại, giấy phép nuôi động vật hoang dã...

    3. Xử lý hình sự: Trong trường hợp bạn nuôi nhốt các loại rắn thuộc danh mục cấm. Bạn sẽ phải bồi thường cho ông ăn trộm bị chết vì bạn đã có lỗi, đã vi phạm pháp luật. Còn việc ông ta chết là do "số", bạn không bị xử lý về cái chết của ông này.  

    Xin cám ơn Chuyên gia luật!!!

    Chuồng rắn của mình làm trong nhà (chuồng). Nhà (chuồng) này có khóa. Trong nhà (chuồng) này có nhiều ô chuồng nhỏ. Ô chuồng nhỏ này đều có cửa. Khi trộm đột nhập vào nhà (chuồng) nuôi rắn mà không có ý định mở ô chuồng để bắt rắn thì chắc cũng chẳng có vấn đề gì...Nhưng nếu cố tình mở ô chuồng bắt trộm thì mới có nguy cơ bị cắn...

    (Trai rắn của mình có "GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN VÀ SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ"  do kiêm lâm tỉnh cấp...)

    Xin trân trọng cám ơn các chuyên gia luật!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #514697   28/02/2019

    Lamanh2268
    Lamanh2268

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin trân trọng cám ơn Chuyên gia luật!!!

     
    Báo quản trị |