1. Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung.
2. Thủ tục thuận tình ly hôn:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
Lưu ý: trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn.
Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.
Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình: Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện nay không quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với “việc dân sự” yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Nhưng thực tế thời gian này sẽ nhanh hơn so với thời gian giải quyết vụ án đơn phương xin ly hôn).
Theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014 trước khi xét xử ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải tại tòa tuy nhiên không có quy định nào quy định Tòa phải hòa giải bao nhiêu lần trước khi tiến hành xét xử.