Trẻ lên ba cả nhà học nói là gì? Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển?

Chủ đề   RSS   
  • #615895 31/08/2024

    phanthanhthao0301

    Mầm

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trẻ lên ba cả nhà học nói là gì? Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển?

    Trẻ lên ba cả nhà học nói là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển? Mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục là gì?

    "Trẻ lên ba cả nhà học nói" là gì?

    "Trẻ lên ba cả nhà học nói" là câu tục ngữ thể hiện quan niệm của ông cha ta về việc 3 tuổi là giai đoạn tốt và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng để trẻ em phát triển ngôn ngữ.

    Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nói những câu đơn giản, bắt chước cách nói của người lớn, và có nhu cầu giao tiếp rất cao.

    "Cả nhà học nói": nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ "học nói". Bởi, khi trẻ bắt đầu tập nói, gia đình chính là điểm tựa, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ giao tiếp, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và toàn diện, bằng nhiều cách khác nhau, có thể kể đến như:

    - Tạo môi trường giao tiếp tích cực: Nói chuyện với trẻ thường xuyên, kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe.

    - Khuyến khích trẻ tự do khám phá ngôn ngữ: Để trẻ tự do đặt câu hỏi, thể hiện suy nghĩ của mình.

    - Làm gương cho trẻ: Nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và chuẩn mực.

    Đồng thời, việc gia đình đồng hành cùng trẻ em ở những giai đoạn đầu đời sẽ giúp trẻ em có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới một cách gần gũi và dễ hiểu.

    Hiểu một cách rộng hơn, những năm đầu đời của trẻ em chính là giai đoạn vàng để giáo dục trẻ em. "Cả nhà học nói" không chỉ dừng lại ở vấn đề giao tiếp mà còn là sự quan tâm của gia đình trong vấn đề giáo dục trẻ em, ở đây chính là việc học cách giáo dục trẻ em trở thành một người có ích cho xã hội ngay từ những việc làm nhỏ nhất.

    Câu tục ngữ "Trẻ lên ba cả nhà học nói" còn mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi người trong chúng ta về tầm quan trọng của gia đình, về việc cùng nhau chia sẻ, trò chuyện và cùng tạo ra những kỷ niệm đẹp.

    Điều này không chỉ ở 3 năm đầu đời của trẻ em mà còn là một chặng đường dài đồng hành cùng trẻ ở các cột mốc quan trọng của đời người.

    Hơn thế nữa, trẻ em chính là mầm non tương lai của đất nước, đầu tư cho giáo dục trẻ em chính là cũng chính là đầu tư cho sự phát triển.

    Trẻ lên ba cả nhà học nói là gì? Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển?

    Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển?

    Theo quy định tại Điều 17 Luật Giáo dục 2019 về đầu tư cho giáo dục:

    Theo đó, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Giáo dục 2019 thì mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

    Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục 2019 về phát triển giáo dục thì phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.

    Ngoài ra:

    - Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

    - Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.

    Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

    - Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

    Tóm lại, "Trẻ lên ba cả nhà học nói" có thể được hiểu là 3 tuổi là giai đoạn tốt và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng để trẻ em phát triển ngôn ngữ.

    Đồng thời, còn mang hàm ý nhắc nhở mỗi chúng ta về tầm quan trọng của việc giao tiếp và vai trò của gia đình trong quá trình phát triển của trẻ.

    Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em; dành Điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) (Khoản 1 Điều 98 Luật Trẻ em 2016).

     
    170 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận